Cụ ông ngoài 80 tuổi nuôi cháu mồ côi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mẹ bỏ đi biệt tích, bố lang bạt tỉnh xa chật vật mưu sinh, em Lê Mạnh Giàu (SN 2005, học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Phạm Hồng Thái, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) phải sống với ông nội đã già yếu, bệnh tật. Dẫu vậy, em vẫn cố gắng học tập với ước mơ là được bước chân vào giảng đường đại học. Thế nhưng, con đường em đi thật lắm gian nan.

Phần mái hiên cơi nới thêm trước ngôi nhà xây cũ kỹ của gia đình ông Lê Duy Hiển (thôn Đại An 2, xã Ia Khươl) có đặt bộ tràng kỷ và một chiếc giường ọp ẹp. Thấy có khách đến thăm, ông Hiển nặng nhọc trở mình ngồi dậy, chống nạng bước ra. Sau một tuần trà, ông trầm ngâm kể chuyện nhà: “Vợ chồng tôi sinh được 7 người con. Bố của cháu Lê Mạnh Giàu là con út. Năm 2005, con trai tôi đi làm thuê ở Kon Tum đã nảy sinh tình cảm với một cô gái, dẫn đến có bầu. Biết chuyện, 2 gia đình đã bàn tính việc cưới xin nhưng mọi chuyện không thành. Sau khi sinh cháu Giàu được 1 tháng 12 ngày, mẹ cháu bế con xuống giao cho vợ chồng tôi rồi bỏ đi. Từ đó đến nay bặt vô âm tín. Con trai tôi ngược xuôi làm thuê, sau đó đi thêm bước nữa nên vợ chồng tôi nuôi cháu từ lúc đỏ hỏn đến nay. Năm 2021, vợ tôi qua đời nên chỉ còn 2 ông cháu nương tựa vào nhau”.

Ngoài lúc đi học, em Lê Mạnh Giàu còn dành thời gian chăm sóc ông nội. Ảnh: Thiên Di ảnh 1

Ngoài lúc đi học, em Lê Mạnh Giàu còn dành thời gian chăm sóc ông nội. Ảnh: Thiên Di

Lấy tay gạt vội những giọt nước mắt vừa chảy trên gương mặt đầy nếp nhăn, ông Hiển kể tiếp: “Nuôi con đã khổ, nuôi cháu còn cực hơn. Năm 2005 ấy, vợ chồng tôi cũng đã hơn 65 tuổi rồi. Để có tiền mua sữa cho cháu và ăn uống của 2 vợ chồng già, tôi phải vào rừng chặt tre về đan sọt rồi ra đứng dọc quốc lộ 14 bán cho tài xế xe tải. Chúng tôi cũng trồng thêm bầu bí, cây ăn quả rồi mang đi bán để có thu nhập. Có đêm cháu khát sữa, khóc đến lả người, tôi phải lọ mọ đi bộ gần 15 km mới mua được hộp sữa cho cháu. Cháu Giàu lại bị bệnh tim, nằm viện điều trị suốt. Vợ chồng tôi phải chạy vạy ngược xuôi để lo chữa bệnh cho cháu. Nhiều khi, có người không hiểu chuyện, to nhỏ nói vợ chồng tôi đã già còn nuôi con mọn, nghe cũng tủi phận lắm nhưng chúng tôi động viên nhau vượt qua. Tuổi già như chuối chín cây, nay ốm mai đau, không biết sau này tương lai cháu sẽ ra sao”.

Ngồi nghe ông nội nhắc lại chuyện cũ, ánh mắt Giàu rười rượi buồn. Em bảo, biết số phận mình không may nên từ nhỏ đã luôn nỗ lực và phụ giúp ông bà việc nhà. Lớn lên chút thì em theo chân ông bà đi bán sọt tre, trái cây. 2 năm nay, vào dịp hè hay lúc rảnh rỗi, em đi làm thêm ở quán cà phê hoặc bưng bê cho nhà hàng tiệc cưới. “Ông bà nuôi em lúc tuổi đã cao, cuộc sống gia đình lại khó khăn nên chẳng dễ dàng gì. Lúc nhỏ, em chưa hiểu chuyện, đi học thấy bạn bè có cha mẹ đưa đón đi học, tủi phận nên khóc dỗi ông bà. Có khi bỏ bữa khiến ông bà nội thay nhau dỗ mãi. Năm nay em học xong lớp 12, với lực học của mình, em tin là sẽ thi đậu đại học. Em cũng muốn học lên nhưng có lẽ sẽ nghỉ học, đi làm thuê để có tiền nuôi bản thân và ông nội”-Giàu cho biết.

Còn chị Lê Thị Kim Ngân-bác ruột của Giàu thì chia sẻ: “Sau khi mẹ mất, vợ chồng tôi bán hết tài sản về dựng một ngôi nhà ở sát bên để đỡ đần 2 ông cháu. Có điều là cuộc sống gia đình tôi cũng không khá giả, lại còn nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn học. Vợ chồng tôi cũng muốn giúp cháu Giàu đạt được ước mơ là theo học đại học nhưng xem ra khó quá. Rất mong có nhà hảo tâm chung tay giúp cháu vượt qua nghịch cảnh, được ăn học thành người tử tế”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Yến Vân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Khươl-cho biết: Tôi công tác ở xã nhiều năm nên khá rõ về hoàn cảnh của cháu Giàu. Bố mẹ li tán, cháu sống với ông bà nội từ nhỏ. Gia đình ông Hiển lại thuộc diện hộ nghèo. Mấy năm trước, xã có hỗ trợ gia đình 1 con bò để tạo thêm sinh kế. Hàng năm, khi kêu gọi được Mạnh Thường Quân ủng hộ cho hộ nghèo trong xã, chúng tôi cũng trích kinh phí hỗ trợ với mong muốn giúp gia đình vơi bớt khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Quỹ Sinh kế bền vững cho trò nghèo

Quỹ Sinh kế bền vững cho trò nghèo

(GLO)- Song song với “Tủ bánh mì 0 đồng”, 2 năm qua, thầy Vũ Văn Tùng-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục xây dựng Quỹ Sinh kế để hỗ trợ học sinh nghèo.
Báo Gia Lai trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Mai Thị Hà

Báo Gia Lai trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Mai Thị Hà

(GLO)- Đại diện Báo Gia Lai vừa trao số tiền 4.150.000 đồng do Báo Gia Lai và bạn đọc đóng góp (trong đó, Báo Gia Lai hỗ trợ 1.000.000 đồng) cho gia đình bà Mai Thị Hà (trú tại hẻm 5 Nguyễn Thiếp, phường Diên Hồng, TP. Pleiku). Bà Hà là nhân vật trong bài viết “Nhặt ve chai nuôi chồng con bị bệnh và cháu nhỏ” đăng trên Báo Gia Lai điện tử ngày 25-8-2023.
Tặng hơn 2 ngàn phần quà Trung thu cho trẻ em, hộ khó khăn huyện Chư Prông

Tặng hơn 2 ngàn phần quà Trung thu cho trẻ em, hộ khó khăn huyện Chư Prông

(GLO)- Trong 2 ngày (16 và 17-9), Hội Chữ Thập đỏ, Hội Nông dân, Huyện Đoàn Chư Prông (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Nhóm tình nguyện Hội Chữ thập đỏ (tỉnh Tiền Giang); Chùa Bửu Liên (tỉnh Bình Dương); Chùa Hồng Đức (xã Thăng Hưng) và Công ty Điện gió Ia Bang tổ chức tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện ý nghĩa dành cho trẻ em, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Chư Prông nhân dịp Tết Trung thu.
Thầy Tùng cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp trao bò và quà cho em Đinh Tháng. Ảnh: Vũ Chi

Trao sinh kế cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Chiều 11-9, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người phụ trách Tủ bánh mì 0 đồng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) tiến hành trao sinh kế cho học sinh nghèo của trường.
Trao 100 suất quà cho hộ nghèo tại xã Hnol

Trao 100 suất quà cho hộ nghèo tại xã Hnol

(GLO)- Ngày 5-9, Hội bảo trợ Người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, chùa Bửu Long (TP. Pleiku) phối hợp với UBND xã Hnol (huyện Đak Đoa) tổ chức tặng quà cho người nghèo tại địa phương.