Cốt cán FULRO trở thành “hạt nhân” đoàn kết buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Ia Broắi, chỉ vì nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, ông Ksor Krok (buôn Tul, xã Ia Broắi, huyện Ia Pa) trở thành cốt cán trong tổ chức phản động FULRO.

Nhờ sự cảm hóa của Đảng, Nhà nước, ông đã bước qua mặc cảm tội lỗi, quyết tâm làm lại cuộc đời và trở thành “hạt nhân” đoàn kết của buôn làng.

Ký ức buồn

Theo chân Trung tá Kpă Phương-Cán bộ Công an xã Ia Broắi, chúng tôi ghé thăm nhà ông Ksor Krok. Đó là một ngôi nhà nhỏ ở cuối buôn Tul. Nghe tiếng gọi, người đàn ông tóc ngả màu muối tiêu đang cặm cụi nhặt cỏ vườn rau vội dừng tay, niềm nở tiếp đón. Nhìn dáng vẻ tất bật của ông, nếu không biết trước, tôi cũng khó có thể tin rằng, người đang đối diện với mình từng có những năm tháng lầm đường lạc lối, là cốt cán trong tổ chức phản động FULRO.

Nhấp ngụm nước lá vối tươi, ông Krok cười bảo: “Già rồi, bệnh tật chất chồng trong người nên phải uống nước lá cây cho mát. Nếu như trước đây tôi không dại dột nghe theo lời dụ dỗ thì bây giờ cuộc sống đỡ vất vả hơn rồi”.

Hướng ánh mắt đượm buồn về phía cửa sổ bên hiên nhà, ông hồi nhớ: Ông và Ksor Kơk (kẻ cầm đầu tổ chức phản động FULRO lưu vong tại Mỹ, hiện đã chết) là anh em cùng mẹ khác cha. Năm 21 tuổi, Kơk trốn sang Campuchia rồi sang Mỹ, trở thành cánh tay đắc lực của tổ chức phản động FULRO.

Sau khi tự xưng là “tổng thống” của cái gọi là “Nhà nước Đê ga tự trị”, năm 2004, Kơk chỉ đạo 2 em trai là Krok và Ksor Ni lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở Ia Pa, Ayun Pa, Phú Thiện tổ chức biểu tình, gây rối. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã bị lực lượng chức năng phát hiện, dập tắt. Krok trốn vào rừng sâu, tìm cách vượt biên sang Campuchia.

Ông Ksor Krok (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Công an xã về tình hình an ninh trật tự địa phương. Ảnh: V.C

Ông Ksor Krok (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Công an xã về tình hình an ninh trật tự địa phương. Ảnh: V.C

8 ngày trốn chui trốn lủi trong rừng, Krok cùng 26 người tham gia biểu tình chỉ ăn lương khô, uống nước cầm cự. Bán hết tài sản ở làng, Krok mang theo 5 chỉ vàng phòng thân nhưng đành phải ngậm đắng nuốt cay đưa cho kẻ dẫn đường 3,5 chỉ để được đưa sang Campuchia. Không ngờ, vừa sang tới nơi thì bị cảnh sát Campuchia chặn đường kiểm tra và bắt lại, trao trả cho Công an huyện Đức Cơ. 10 ngày lưu lạc, bụng đói cồn cào nhưng khi được lực lượng Công an cho thức ăn, miệng ông lại đắng ngắt, không nuốt nổi. Trong đầu ông chỉ có một suy nghĩ: “Chắc chuyến này chết thật rồi”.

Tuy nhiên, với sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, Krok bị kết án 7 năm tù. “Nhìn vợ con lên thăm mà tiều tụy, đói khổ, tôi nhận ra mình đã lầm đường lạc lối, làm khổ quá nhiều người. Tôi thề với lòng quyết tâm đoạn tuyệt với FULRO, với “Tin lành Đê ga”, quyết tâm cải tạo tốt chờ ngày được trở về chuộc tội với vợ con, với dân làng để sống những ngày bình yên”-ông Krok ngậm ngùi kể.

Quyết tâm làm lại cuộc đời

Năm 2010, sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Krok trở về làng với bao mặc cảm tội lỗi. Mải chạy theo cái gọi là “Tin lành Đê ga”, từ một trí thức, từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Ia Broắi, ông trở thành kẻ tội đồ. Người mẹ già suy sụp, ốm liệt giường. Vợ con thì phải bươn chải, gồng gánh làm thuê, làm mướn nuôi nhau. Nhìn cảnh nhà, nỗi ân hận trào dâng trong lòng ông. Hai hàng nước mắt chảy dài, ông Krok quỳ xuống xin lỗi mẹ, xin lỗi vợ con, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Từ kinh nghiệm học được ở trại giam, khi mãn hạn tù ông đã triển khai trồng la ghim để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Từ kinh nghiệm học được ở trại giam, khi mãn hạn tù ông đã triển khai trồng la ghim để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ông cùng gia đình cúng 1 con heo hơn 70 kg xin rửa tội. Trước bà con dân làng, ông Krok bày tỏ nỗi lòng: “Tôi đã lôi kéo đồng bào tham gia biểu tình, đó là hành vi vi phạm pháp luật, làm hại dân, hại nước, hại gia đình. Tôi đã bị pháp luật trừng phạt. Nay trở về, tôi mong được bà con tha thứ. Tôi xin cam đoan từ nay không đi theo kẻ xấu. Nếu còn tái phạm, tôi xin chịu mọi sự trừng trị của pháp luật, của buôn làng”.

Trước những lời cam kết thấu tình đạt lý của ông, dân làng mở lòng đón người con của buôn Tul trở về, đồng ý để ông Krok trở lại sinh hoạt tôn giáo Tin lành Việt Nam-miền Nam.

Không chỉ rộng lòng tha thứ, chính quyền địa phương còn tạo điều kiện giúp ông vay vốn ưu đãi dựng nhà, hỗ trợ bò sinh sản làm sinh kế để vươn lên gầy dựng cuộc sống. 57 tuổi, cái tuổi không dễ để bắt đầu cuộc đời mới nhưng cũng đủ thời gian để ông Krok chuộc lại lỗi lầm. Ông cùng vợ con tích cực tăng gia sản xuất, mua thêm bò, ruộng rẫy canh tác. 5 năm sau khi trở về, gia đình ông sở hữu 7 con bò, 1 ha mì, 1 ha lúa, trở thành hộ khá giả tại địa phương.

Với kinh nghiệm học được từ trong trại giam, ông Krok tiến hành cải tạo lại khu vườn để trồng rau, vừa cung cấp nguồn rau sạch cải thiện bữa ăn gia đình, vừa đem bán để tăng thu nhập. Khoảng vườn vốn cỏ mọc um tùm được thay thế bằng màu xanh mướt quanh năm của các loại rau, mùa nào thức nấy. Ông tận tình hướng dẫn bà con trong làng cùng làm theo.

Năm 2014, ông cũng là người tiên phong xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn. Cảnh quan môi trường xung quanh nhà nhờ vậy luôn xanh-sạch-đẹp.

Ngồi bên cạnh nghe chồng kể chuyện, bà Kpă H’Chuăt lâu lâu lại lau vội giọt nước mắt. Khi chồng mới trốn nhà vượt biên, không đêm nào bà ngủ ngon giấc, chỉ sợ ông chết mất xác nên hỏi thăm khắp nơi nhưng không có kết quả. Khi biết chồng phải ngồi tù, bà đau xót nhưng lại có chút yên tâm hơn vì biết ông sẽ được sống để trở về với gia đình, vợ con. Một mình bà gắng gượng nuôi mẹ già và 3 con nhỏ.

“Ngày ông ấy về, 2 vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc. Tôi khuyên ông ấy phải rũ bỏ quá khứ đen tối, xây dựng cuộc sống mới. Nghèo khổ cũng được nhưng không phải nơm nớp lo sợ mỗi đêm. Tôi cảm ơn dân làng đã dang rộng vòng tay, tạo cơ hội cho chồng tôi làm lại cuộc đời”-bà H’Chuăt tâm sự.

“Hạt nhân” đoàn kết buôn làng

Không chỉ chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, ông Krok còn phân tích cho bà con nhận biết âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để không bị kích động, lôi kéo. Năm 2022, 5 đối tượng ở xã Ia Mrơn có hành vi tái phục hồi FULRO bằng cách lợi dụng đám cưới hỏi, ma chay… để gặp mặt, bàn bạc, sử dụng mạng xã hội trao đổi, liên lạc với các đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ để nhận chỉ đạo. Nghe thông tin, ông cùng lực lượng Công an đến vận động các đối tượng này từ bỏ việc làm sai trái.

Ông Ksor Krok (thứ 2 từ phải qua) phối hợp cùng lực lượng Công an cảm hóa thành công 5 đối tượng tại xã Ia Mrơn. Ảnh Công an huyện Ia Pa

Ông Ksor Krok (thứ 2 từ phải qua) phối hợp cùng lực lượng Công an cảm hóa thành công 5 đối tượng tại xã Ia Mrơn. Ảnh Công an huyện Ia Pa

“Tôi nói với họ rằng, tôi là em ruột của “tổng thống FULRO” mà còn khổ sở thế này thì anh em đừng hy vọng gì vào bọn chúng. 7 năm tôi ở trong tù vừa mất đi tuổi trẻ vừa mất đi sức khỏe nhưng cái tôi nhận lại chỉ là con số 0.

Thời gian ấy, nếu tôi chăm chỉ làm ăn thì bây giờ vợ con tôi đã đỡ khổ. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Vì vậy, anh em hãy chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế, đừng nghe theo kẻ xấu dụ dỗ. Họ chỉ lợi dụng chúng ta mà thôi”-ông Krok nhớ lại.

Trung tá Lê Ô Y Hải-Trưởng Công an xã Ia Broắi: Những kẻ cầm đầu tổ chức phản động FULRO vẫn tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ đồng bào dân tộc thiểu số gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, tất cả hoạt động của chúng đều bị lực lượng Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại. Với mục tiêu xóa địa bàn “nóng” về an ninh trật tự, những năm gần đây, lực lượng Công an xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của những người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Sự tận tâm của những người như ông Ksor Krok đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Lấy chính cuộc đời mình làm minh chứng, lời nói của ông Krok đã thuyết phục được 5 người có nguy cơ sa vào lầm lỗi. Trước sự chứng kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con dân làng, 5 đối tượng đã cam kết từ bỏ “Tin lành Đê ga”.

“Vì thiếu hiểu biết nên tôi đã bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, suýt chút nữa vướng vòng lao lý. Nhờ ông Krok chia sẻ, tôi hiểu được bản chất của tổ chức phản động FULRO nên quyết tâm từ bỏ. Tôi sẽ tuyên truyền, vận động mọi người để không ai lặp lại sai lầm giống mình”-ông Siu The (1 trong 5 trường hợp được cảm hóa) giãi bày.

Phấn khởi vì buôn làng ngày càng khởi sắc, vui mừng khi những con người từng lầm đường lạc lối nay trở về góp sức xây dựng buôn làng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ông Nay Manh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tul-cho hay: Với vốn hiểu biết và sự từng trải của mình, ông Krok không chỉ tiên phong trong các phong trào, hoạt động tại địa phương mà còn tích cực hỗ trợ, hướng dẫn dân làng phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Đặc biệt, trong các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu Quốc hội, ông đều có những kiến nghị xác đáng về sự cần thiết đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chương trình hỗ trợ cây-con giống giúp người dân thoát nghèo… Năm 2024, buôn được đầu tư nâng cấp 1 tuyến đường với kinh phí trên 200 triệu đồng. Thời gian tới, Nhà nước sẽ triển khai làm cầu qua sông Tul.

*

Đời người không ai tránh khỏi vấp ngã. Quan trọng là biết đứng dậy như thế nào và đừng để sai lầm đánh đổi cả cuộc đời. Ông Krok đã vấp ngã, không trốn tránh mà đối diện để vươn lên. Trải qua bao sóng gió, tưởng chừng ông Krok sẽ như cái cây héo khô vì bật gốc nhưng nhờ sự cảm hóa của Đảng, Nhà nước, sự bao dung rộng mở của cộng đồng, cái cây ấy đang tiếp tục đâm chồi, xanh tốt, góp sức làm đẹp buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Đảng bộ thị trấn Ia Ly phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

Đảng bộ thị trấn Ia Ly phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

(GLO)- Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của địa phương. Đảng bộ thị trấn được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Păh công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu năm 2023.

Vững vàng khối đại đoàn kết toàn dân

Vững vàng khối đại đoàn kết toàn dân

(GLO)- Ngày 5-12-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chỉ thị một lần nữa khẳng định sự cần thiết và tính phù hợp của công tác kết nghĩa trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024

Chuẩn bị tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024

(GLO)- Sáng 11-3, đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024 chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo cuộc thi.