Công ty Thủy điện Ia Ly vững vàng tuổi 20

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm Canh Tý 2020, Công ty Thủy điện Ia Ly tròn 20 tuổi. Chào đón sự kiện quan trọng này, cán bộ, công nhân viên Công ty đã vượt qua năm 2019 với nhiều khó khăn, thách thức, tiếp tục ghi thêm những thành tích, dấu ấn mới sau 2 thập niên xây dựng và phát triển.
Trước hết, đó là công tác sản xuất điện, nhiệm vụ mang tính chiến lược của Công ty Thủy điện Ia Ly. 2019 là năm mà thủy văn không thuận lợi cho các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Theo số liệu đo đạc và tính toán, tại hồ chứa Plei Krông và hồ Ia Ly, tổng lưu lượng nước về hồ trong năm chỉ bằng 81% so với trung bình nhiều năm và chỉ bằng 64% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là khó khăn rất lớn đối với Công ty khi mà đơn vị đồng thời quản lý cùng lúc 3 nhà máy nằm liên tiếp nhau, cùng một lưu vực trên cùng một bậc thang thủy điện sông Sê San.
Du khách tham quan gian máy ngầm Thủy điện Ia Ly.
Du khách tham quan gian máy ngầm Thủy điện Ia Ly.
Nhờ chủ động trong công tác dự báo thủy văn nên Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra những kịch bản ứng phó phù hợp từng giai đoạn, hoàn cảnh. Cụ thể là bố trí lịch sửa chữa phù hợp; kết hợp sửa chữa với thay thế thiết bị, xử lý khiếm khuyết và chủ động phối hợp với Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) huy động tối đa công suất vào thời điểm thuận lợi. Nhờ vậy, dự kiến đến 31-12-2019, 3 nhà máy do Công ty quản lý sản xuất được khoảng 4,5 tỷ kWh điện, đạt 100% kế hoạch do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Đặc biệt, Thủy điện Plei Krông, nhà máy đầu tiên trên bậc thang Sê San do Công ty đã về đích trước 60 ngày, tức là vào ngày 31-10-2019, đã sản xuất được 357 triệu kWh, đạt 100% sản lượng năm do EVN giao và dự kiến đến hết năm 2019 “người em út” này sẽ sản xuất được khoảng 397 triệu, vượt 11% sản lượng do EVN giao.
Trong năm, Công ty có 5 giải pháp được EVN công nhận là sáng kiến cấp Tập đoàn và cho phép áp dụng vào thực tế gồm: Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy axít chì kín; Tổ bơm dầu di động truyền động bằng động cơ đốt trong dùng cho hệ thống kích nâng thủy lực cửa van cung đập tràn Nhà máy Thủy điện Sê San 3; Thiết lập logic điều khiển Diesel dự phòng từ xa tại hệ thống DCS và logic điều khiển tự động Diesel dự phòng khi mất điện Nhà máy Thủy điện Ia Ly; Thiết kế bổ sung khóa ưu tiên chọn nguồn cấp tại các trạm phân phối tự dùng AC: 1(2) BJA, BLA, BLB, BLC, BLD, BLH, BLM của Nhà máy Thủy điện Sê San 3 và sáng kiến Cải tiến mạch cấp nguồn dự phòng cho hệ thống quạt làm mát máy biến áp T1 (T2) Nhà máy Thủy điện Sê San 3. 
Giám đốc Công ty Đoàn Tiến Cường (bìa trái) triển khai phương án xử lý tiếng gõ ổ đỡ tổ máy H1 Thủy điện Ia Ly.
Giám đốc Công ty Đoàn Tiến Cường (bìa trái) triển khai phương án xử lý tiếng gõ ổ đỡ tổ máy H1 Thủy điện Ia Ly.
Trong đó, 2 sáng kiến: “Thiết lập logic điều khiển Diesel dự phòng từ xa tại hệ thống DCS và logic điều khiển tự động Diesel dự phòng khi mất điện toàn Nhà máy Thủy điện Ia Ly” của nhóm tác giả Đoàn Tiến Cường, Nguyễn Tiến Danh, Nguyễn Công Tám và “Lắp đặt tổ bơm dầu di động bằng động cơ đốt trong dùng cho hệ thống kích nâng đập tràn Nhà máy Thủy điện Sê San 3” của nhóm tác giả Đinh Viết Thiện, Nguyễn Hồ Cẩm Linh được Hội đồng sáng kiến EVN đánh giá cao về tính sáng tạo, thuận tiện khi áp dụng, mang lại giá trị kinh tế cao và khả năng áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực xử lý sự cố, khiếm khuyết thiết bị, năm 2019, cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty đã xử lý thành công 3 sự cố, khiếm khuyết lớn là: 20 thanh dẫn stator máy phát tổ máy số H3 Thủy điện Ia Ly bị cháy, tiếng gõ ổ đỡ tổ máy H1 thủy điện Ia Ly, tình trạng điện trở 1 chiều không đạt yêu cầu tại Nhà máy Thủy điện Plei Krông.
Với sản lượng điện dự kiến đạt 4,5 tỷ kWh, năm 2019, Công ty Thủy điện Ia Ly tiếp tục duy trì vị trí cao trong việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế VAT, thuế tài nguyên và phí dịch vụ môi trường rừng với địa phương 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Sơ bộ tính toán thì số tiền mà Ia Ly sẽ đóng vào nguồn thu 2 tỉnh năm 2019 khoảng 896 tỷ đồng, trong đó: Gia Lai hơn 285 tỷ đồng và Kon Tum hơn 611 tỷ đồng. Trên lĩnh vực an sinh xã hội, Công ty tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên từ nguồn đóng góp hàng tháng của cán bộ, công nhân viên với các công việc cụ thể như: xây và tặng mới 2 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn tại huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) và xã Kroong (TP. Kon Tum); ủng hộ các quỹ của địa phương, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ các gia đình khó khăn… với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.
 Tuyến công trình đầu mối Thủy điện Ia Ly.
Tuyến công trình đầu mối Thủy điện Ia Ly.
...Đến thăm Thủy điện Ia Ly những ngày này, chúng tôi thật sự cảm nhận những đổi thay của công trình sau 20 năm đưa vào vận hành. Từ cổng chính vào đến gian máy là cung đường gần 10 km đã được quét dọn sạch sẽ với đầy đủ hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông. Các hạng mục khác như: đập dâng, tời nâng, cửa nhận nước, hầm gian máy, đài tưởng niệm… được tôn tạo khang trang, đẹp mắt. Vườn hoa, cây cảnh đang mùa đơm bông, nảy lộc với đủ sắc màu làm cho khung cảnh Ia Ly như một bức tranh thiên nhiên đẹp đến lạ. Có lẽ nhờ vậy mà năm 2019, lượng khách đến tham quan Thủy điện Ia Ly tăng đột biến lên đến hơn 34 ngàn lượt khách, tăng gần 6 ngàn lượt so với năm 2018.
Tròn 20 năm kể từ ngày thành lập đến nay, với Công ty Thủy điện Ia Ly, nhiệm vụ then chốt vẫn là sản xuất liên tục dòng điện sáng cho đất nước và với mỗi cán bộ, công nhân viên được sống, làm việc, gắn bó và trải nghiệm cùng Công ty là niềm hạnh phúc của họ. Chắc rằng, Công ty Thủy điện Ia Ly sẽ vững vàng khi bước vào tuổi 20 với những bước tiến mới.
 ĐÔNG PHONG

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Nhân viên Công ty Điện lực kiểm tra Trạm biến áp của Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông. Ảnh: V.T

Gia Lai: Đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm

(GLO)- UBND tỉnh ban hành Công văn số 1107/UBND-CNXD về việc triển khai thực hiện Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian đến.

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

Giá hạt điều xuất khẩu tăng 28%

(GLO)- Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Hải quan, trong tháng 3-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 55.839 tấn hạt điều, trị giá hơn 384 triệu USD (giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).