Công dụng bất ngờ của tỏi mọc mầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày nay các chuyên gia y tế cho rằng, tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.

Khi tỏi đã mọc mầm không có nghĩa là nó đã bị hư hỏng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nấu ăn. Tuy nhiên, nếu thấy tỏi xuất hiện những đốm đen hoặc nấm mốc thì hãy vứt bỏ vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị bỏng.

 

 

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần màu xanh của tỏi đã mọc mầm khi nấu ăn vì nó sẽ giúp món ăn của bạn thêm hương vị.

Các chuyên gia y tế cho biết tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi thông thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi càng già, các chất dinh dưỡng bên trong nó càng nhiều.

Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở thành động mạch - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạch vành, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Tỏi mọc mầm tạo ra phytochemicals,chất này có thể hạn chế sự lan rộng của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều chất chống ô xy hóa và chống lại các gốc tự do.

Nếu khả năng miễn dịch của bạn kém hoặc bạn đang bị cảm lạnh, bạn có thể thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của mình vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi mọc mầm 5 ngày là hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch.

Tỏi mọc mầm làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự suy thoái của các cơ quan, đặc biệt ở nhóm người trung niên.

Vì những lý do trên, bạn đừng dại mà vứt tỏi mọc mầm đi.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.