Công an thu nhiều vật chứng trong 2 căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quá trình khám xét 2 căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng ở quận 1 và quận 3 (TPHCM) từ tối 24-3 đến rạng sáng 25-3, Công an TPHCM thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ án.

 Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM có mặt tại căn nhà ở quận 3. Ảnh: CHÍ THẠCH
Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM có mặt tại căn nhà ở quận 3. Ảnh: Chí Thạch


Rạng sáng 25-3, Tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Viện KSND TPHCM mới hoàn tất việc khám xét căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 3, là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) ở số 6 đường Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

 

Công an khám xét bên trong căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng ở quận 3. Ảnh: CHÍ THẠCH
Công an khám xét bên trong căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng ở quận 3. Ảnh: Chí Thạch


Quá trình khám xét diễn ra từ khoảng 20 giờ ngày 24-3 đến rạng sáng 25-3. Toàn bộ khu vực các tuyến đường xung quanh căn nhà trên được công an phong toả hoàn toàn. Phía bên ngoài khu vực này, nhiều người dân hiếu kỳ theo dõi vụ việc.

Thậm chí nhiều người còn livestream trên mạng xã hội. Lực lượng công an, cơ động... được huy động túc trực xung quanh để đảm bảo an ninh trật tự.


 

 Sau nhiều giờ khám xét, công an thu giữ nhiều tài liệu và chứng cứ có liên quan. Ảnh: CHÍ THẠCH
Sau nhiều giờ khám xét, công an thu giữ nhiều tài liệu và chứng cứ có liên quan. Ảnh: Chí Thạch



Quá trình công an khám xét thì ông Dũng “lò vôi” cũng có mặt để chứng kiến. Sau khi khám xét xong, công an thu giữ nhiều vật chứng có liên quan đến vụ án để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, sau khi công an rời đi thì có khá đông người dân hiếu kỳ, youtuber tập trung trước căn nhà này để livestream...

 

 
 Rạng sáng 25-3, nhiều người dân vẫn hiếu kỳ tập trung trước căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng ở quận 3. Ảnh: CHÍ THẠCH
Rạng sáng 25-3, nhiều người dân vẫn hiếu kỳ tập trung trước căn nhà của bà Nguyễn Phương Hằng ở quận 3. Ảnh: CHÍ THẠCH
 Nhiều người dùng điện thoại để livestream trên mạng xã hội. Ảnh: CHÍ THẠCH
Nhiều người dùng điện thoại để livestream trên mạng xã hội. Ảnh: CHÍ THẠCH


Cũng trong tối 24-3, tổ công tác khác của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cũng tiến hành khám xét căn nhà ở số 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1. Căn nhà này chính là căn nhà mà bà Nguyễn Phương Hằng đăng ký thường trú.

 

 
Công an thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng
Công an thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng



Như Báo SGGPO đã thông tin, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM thụ lý điều tra vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại TPHCM đối với bà Nguyễn Phương Hằng.

 

Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an



Theo điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó, bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung đông người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TPHCM và các địa phương khác.


 

Công an tống đạt các quyết định với bà Nguyễn Phương Hằng
Công an tống đạt các quyết định với bà Nguyễn Phương Hằng


Ngày 24-3, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện KSND TPHCM phê chuẩn.
 

Theo CHÍ THẠCH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null