Cổ vật kỳ sự: Tượng cổ trong lòng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Tiền Giang có một số ngôi chùa được khởi lập từ những pho tượng Phật tình cờ đào được trong lòng đất. Những pho tượng này phải trải qua nhiều “kiếp nạn” bởi sự đe dọa từ giới săn đồng đen, cổ vật.

Linh Bửu tự là ngôi chùa tọa lạc ở ấp Bình Hưng, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), dân gian gọi nôm na là chùa thầy Năm Thọ. Thầy Năm Thọ tên thật là Nguyễn Văn Thọ, tương truyền lúc trẻ ông là một người có võ nghệ cao cường nhưng tính tình ngang ngược. Người trong gia đình họ tộc khuyên ông tu tâm dưỡng tính thì ông bảo, chừng nào gặp Phật mới tu. Một hôm, ông cùng người em đi cày ruộng tình cờ phát hiện 10 pho tượng Phật bằng đồng, cao khoảng 2,5 tấc chôn vùi dưới lòng đất. Ông đem về chùi rửa rồi cất trong một am nhỏ, đơn sơ bằng cột trâm bầu, lợp lá, sớm tối tụng kinh niệm Phật, học thêm nghề thuốc rắn cứu nhân độ thế.

 

Bộ Thập điện Diêm vương của chùa Linh Bửu chỉ còn 3 tượng.
Bộ Thập điện Diêm vương của chùa Linh Bửu chỉ còn 3 tượng.

3 lần bị đánh cắp

Theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì bộ tượng do thầy Năm Thọ đào được là bộ Thập điện Diêm vương có từ khoảng giữa thế kỷ 18. Bình Phú vốn là một thôn được lập từ thời Nguyễn Cư Trinh dẫn dân miền ngoài vào khai hoang lập dinh Long Hồ ở Cái Bè vào khoảng năm Nhâm Tý (1732). Quy định của người xưa là lập làng xong thì phải cất đình, lập chùa. Đến năm 1785, Tây Sơn kéo quân về đóng ở Ba Rài, đánh đuổi quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Vùng này bị ảnh hưởng bởi chiến tranh loạn lạc nên người dân xiêu tán, tượng Phật, chuông chùa phải đem chôn giấu rồi bị thất lạc. Do đó bộ tượng có thể là của một ngôi chùa cổ nào đó trong vùng.

Trước năm 1975, vùng này bị bom pháo chiến tranh ác liệt, thầy Năm phải tản cư. Vì vậy, tượng Phật cũng “di tản” theo ông. Số tượng cổ được thầy Năm đem gửi ở nhà dân gần chợ Bình Phú. Có lần các tượng bị trộm lấy bỏ vào bao nhưng người dân kịp thời phát hiện, thầy Năm lấy lại, đưa tượng Phật tới chùa Phước Sơn “tị nạn”.

 

Theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì vào thế kỷ 18, do đồng khan hiếm nên tượng Phật thường có kích thước nhỏ, mỏng. Do đó, ở những chùa xưa, tượng Phật đồng thường đặt trong khánh thờ. Tượng đồng được đúc từ những đồng tiền hư bể để dành; nhà nào khá giả thì mua đổi hoặc dùng đến những bộ lư hoặc đỉnh đồng hư cũ, để đúc tượng. Tuyệt đối không sử dụng mâm thau, nồi đồng hay vật dụng chứa thức ăn bằng đồng khác để đúc tượng Phật vì sợ ô uế. Xưa kia, những người phát tâm muốn quy y cửa Phật thì phải chuẩn bị sẵn cho mình một pho tượng Phật, có người thuê thợ hoặc tự tạo tác nhỏ lớn tùy khả năng, đem theo vô chùa để hôm sớm tụng kinh.

Sau năm 1975, thầy Năm trở về chùa cũ tu bổ chùa thì số tượng này lại bị lấy cắp. Bọn trộm sau khi lấy được tượng Phật bèn đem ra thử, thấy không phải đồng đen nên bỏ tượng ngoài bờ ruộng. Dân trong xóm gặp tượng báo cho thầy Năm tới đem về. Lần này bọn trộm còn bỏ lại trong bao thêm 2 tượng Hộ pháp và Quan Âm nhỏ, cũng bằng đồng. Sau khi thầy Năm Thọ qua đời, người con thứ chín của ông là Nguyễn Văn Vàng trụ trì, quản lý chùa Linh Bửu. Đến năm 1990, lúc dỡ chùa sửa lại, một lần nữa số tượng xưa bị kẻ gian lẻn vào lấy cắp. Công an huyện Cai Lậy bắt được kẻ trộm nhưng chỉ thu hồi được 3 tượng cổ trả về cho chùa.

Hiện nay, chùa Linh Bửu đã được xây dựng lại, rộng rãi khang trang hơn trước và cũng có thêm nhiều tượng mới.

Hai Tiên gặp Phật

Được lập vào cuối thế kỷ 19, chùa Thiền Lâm (tọa lạc tại phường 5, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) xưa là một ngôi chùa làng đơn sơ, lợp lá, nằm ở triền giồng. Khoảng năm 1917, có một người tên là Hai Tiên tình cờ đào đất bắt gặp 9 pho tượng Phật (gồm Trung tôn, La hán, Hộ pháp...) bằng đồng ở gần đó rồi đem vào hiến cho chùa thờ cúng. Sự việc tình cờ đào được tượng Phật được dân địa phương truyền tụng qua bài thơ sau: Hai Tiên gặp Phật lạ lùng ôi/Đào được chín vị hiển hách thôi/Hình vóc Trung tôn in tạc vậy/Nước da La hán chẳng sai rồi/Mình vàng rực rỡ như mình ngọc/Bụng lớn tròn vo thế bụng rồi/Mỹ địa ứng điềm tiên gặp Phật/Từ đây an hưởng chuối cùng xôi.

Đứng đầu Cai Lậy bấy giờ là Đốc phủ Trần Nguyên Lượng thấy chùa Thiền Lâm nhỏ mà có tượng quý nên ra lệnh chuyển các pho tượng sang chùa Khánh Sơn thờ cúng, song dân địa phương không đồng ý. Cuộc tranh chấp kéo dài đến năm 1920, bà Võ Thị Giá ở Cai Lậy hiến cúng 2 mẫu đất xin dời chùa Thiền Lâm đến vị trí mới xây cất, rồi rước tượng Phật qua chùa mới thờ cúng. Ngôi chùa ấy tồn tại đến bây giờ.

Sau năm 1975, do ngôi chùa được quản lý theo kiểu cha truyền con nối nên các pho tượng cổ này không được giáo hội Phật giáo địa phương giám sát chặt chẽ. Một số bị mất cắp, một số bị đem bán cùng hoành phi, liễn đối. Duy nhất chỉ còn một tượng Hộ pháp cao khoảng 20 cm, do một người địa phương bỏ tiền ra mua lại được gìn giữ.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.