Cô gái bị chảy dịch mũi suốt 2 năm vì mảnh gạc "bỏ quên"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau nâng mũi, cô gái liên tục bị chảy dịch và sưng nề suốt 2 năm không tìm ra nguyên nhân, phải liên tục uống nhiều loại thuốc. Mới đây các bác sĩ đã tìm thấy một miếng gạc nằm sâu trong hốc mũi.

 



GS-TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết mới đây khoa vừa thực hiện phẫu thuật gắp dị vật trong hốc mũi cho bệnh nhân Nguyễn Khánh L. (20 tuổi). Theo lời bệnh nhân, cách đây 2 năm, L. có nâng nũi silicon tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội nhưng sau khoảng 3 tuần, L. buộc phải gỡ chất liệu do sưng nề kéo dài vùng gốc mũi. Sau thời gian đó L. đi du học nước ngoài nhưng tình trạng sưng nề ở mũi vẫn khiến cô khổ sở. Cũng trong khoảng thời gian 2 năm, cô được điều trị bằng nhiều loại kháng sinh, chống viêm, corticoid để trị bệnh nhưng trạng vẫn không đỡ.

Cuối tháng 7 vừa qua L. đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn và được kiểm tra tình trạng phù nề. Các bác sĩ hút dịch từ gốc mũi có phát hiện có màu dịch viêm nhưng không có vi khuẩn. Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ với chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa mắt, thần kinh... song đều không phát hiện dị vật hay tổn thương ở tuyến lệ hay nền sọ. Trước hiện tượng này GS Trần Thiết Sơn quyết định phẫu thuật thăm dò và phát hiện một mảnh gạc nằm ở gốc mũi. Theo GS Sơn đây chính là nguyên nhân viêm và tăng tiết dịch kéo dài. Sau khi gắp dị vật, tình trạng phù nề đã chấm dứt hẳn. Bệnh nhân được xuất viện sau 1 tuần điều trị.

GS Sơn cho biết kỹ thuật nâng mũi rất đơn giản và thực hiện nhanh trong vòng 15 phút sau khi gây tê tại chỗ khoảng 30 phút. Có nhiều đường rạch để đưa chất liệu vào. "Với tai biến sau nâng mũi thì đây là lần đầu tiên tôi gặp ca phẫu thuật nâng mũi bỏ quên gạc sau hàng chục năm làm nghề"- GS Sơn chia sẻ.

D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.