Cô gái 22 tuổi đạt học bổng tiến sĩ trị giá hơn 4 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc bằng kép cử nhân và thạc sĩ tại ĐH Monash (Úc), Lê Nguyễn Trà My (22 tuổi) tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ tại ĐH Deakin (Úc) trị giá hơn 4 tỉ đồng.

4 năm hoàn thành cả 2 bằng cử nhân và thạc sĩ

Trước khi sang Úc du học và đạt được học bổng tiến sĩ trị giá hơn 4 tỉ đồng, My từng là một học sinh có tính cách trầm lặng trong khối chuyên văn ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. My cho biết từng có thời gian mất phương hướng trong học tập và khó khăn khi chọn nghề nghiệp cho tương lai. Việc học tập tại ngôi trường có quá nhiều học sinh xuất sắc cũng khiến My có phần áp lực.

"Mình dường như bị áp lực đồng trang lứa. Đây là một trạng thái tâm lý thường gặp ở môi trường có quá nhiều người giỏi nhưng quan trọng là cách mình đối diện, giải quyết vấn đề như thế nào. Đối với mình, điều này là động lực để học tập chăm chỉ vì xung quanh có rất nhiều bạn xuất sắc và họ vẫn luôn nỗ lực từng giờ để giỏi hơn", My kể lại.

Lê Nguyễn Trà My có thành tích học tập xuất sắc... Ảnh: NVCC
Lê Nguyễn Trà My có thành tích học tập xuất sắc... Ảnh: NVCC

Tháng 7.2019, My theo học cử nhân truyền thông tại ĐH Monash. Thời gian đầu sang Úc, My gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với người bản địa. Cô gái này cải thiện bằng cách kết bạn với người bản địa và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.

My cho biết để có được một hành trình du học suôn sẻ phải tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Bên cạnh những nguồn thông tin phổ biến trên internet, My cho rằng phần giới thiệu và mô tả khóa học từ các trường đại học là một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng.

"Một điều quan trọng khác cần lưu ý là cấu trúc của khóa học, đặc biệt là quy định về việc chọn chuyên ngành chính, có thể được yêu cầu khi bước vào năm 2. Mình tin rằng việc tìm hiểu kỹ về chương trình học của các trường sẽ giúp bạn xác định được hướng đi cụ thể để phát triển bản thân", My chia sẻ.

Từ đầu năm 2 đại học, My quyết định tham gia chương trình bằng kép cử nhân và thạc sĩ của ĐH Monash. My phải chứng minh bằng điểm số và năng lực học tập mới đủ điều kiện đậu chương trình thạc sĩ từ sớm. Chương trình này giúp My hoàn thành cả 2 tấm bằng trong 4 năm với điều kiện bắt đầu học thạc sĩ vào năm thứ 3.

và sở hữu ngoại hình xinh đẹp. Ảnh: NVCC
và sở hữu ngoại hình xinh đẹp. Ảnh: NVCC

"Ngay từ năm ba, mình đã bắt đầu học chương trình thạc sĩ với độ khó và yêu cầu cao hơn. Điều này đòi hỏi mình phải tập trung và chủ động trong học tập. Mình đã gặp áp lực ban đầu trong việc quản lý thời gian vì số lượng kiến thức quá nhiều. Chính tâm thế chủ động, chuẩn bị tinh thần học tập với cường độ cao từ trước đã giúp mình vượt qua thời gian khó khăn này", My chia sẻ.

Tháng 9.2023, My tốt nghiệp chương trình thạc sĩ quản trị truyền thông chiến lược loại xuất sắc với GPA 3.75/4, và có luận văn tốt nghiệp được chấm điểm cao.

Luận văn thạc sĩ của My dài hơn 18.000 từ, xem xét các khía cạnh khác nhau của tính ẩn danh trực tuyến trên mạng xã hội. My cho biết ẩn danh trực tuyến đã trở thành một khía cạnh nổi bật trong việc sử dụng mạng xã hội. Từ việc nghiên cứu nhiều khía cạnh của hình thức ẩn danh trên mạng xã hội, My hướng đến giải pháp phát triển môi trường sử dụng mạng xã hội lành mạnh và an toàn.

Nhận học bổng tiến sĩ trị giá hơn 4 tỉ đồng

Tháng 10.2023, My ứng tuyển chương trình tiến sĩ tại ĐH Deakin. Tháng 12.2023, My nhận được thư mời nhập học cùng học bổng bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm và di chuyển với tổng giá trị hơn 4 tỉ đồng.

My cho biết việc chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ dẫn từ những người đi trước đã giúp rút ngắn được thời gian chuẩn bị hồ sơ giành học bổng. "Sự khác biệt của bộ hồ sơ tiến sĩ so với cử nhân, thạc sĩ là đề xuất nghiên cứu và phải nhận được sự đồng ý từ ít nhất một giảng viên giám sát nhận hỗ trợ thì mới có thể nộp. Trong quá trình học thạc sĩ, mình đã chủ động hỏi và xin chỉ dẫn từ thầy cô dạy bộ môn. Việc phát triển đề xuất nghiên cứu là một quá trình đòi hỏi sự tìm tòi, xác định lĩnh vực, chủ đề. Mình đã gửi email tới giảng viên để xin nhận xét và thảo luận về đề xuất nghiên cứu nhằm có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời", My nói.

My cho biết thêm ứng viên phải thể hiện được sự nghiêm túc trong dự án nghiên cứu. Phải hiểu rõ mình muốn nghiên cứu về chủ đề, lĩnh vực nào, thể hiện thái độ nghiêm túc và cam kết với những dự định để thuyết phục giảng viên nhận giám sát dự án. Đồng thời cũng thuyết phục được hội đồng tuyển sinh trong việc quyết định trao cho ứng viên thư mời nhập học cùng với học bổng.

Nhận xét về My, Huỳnh Tấn Đạt, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, chia sẻ: "Mình biết My từ năm 2021 khi bạn có nguyện vọng vào làm thành viên ban truyền thông của Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc. My thông minh, luôn năng nổ và xông xáo trong mọi công việc. Để đạt được học bổng toàn phần bậc tiến sĩ, My đã có thành tích học tập xuất sắc trước đó".

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.