Có 18 gian hàng tham gia hội chợ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 6 đến 7-6, tại xã Yang Bắc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tham gia hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 18 gian hàng của các đơn vị xã, thị trấn, hộ sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn huyện. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm rượu ghè, đọt mây, ốc đá, rau dớn, cơm lam, trang phục thổ cẩm truyền thống...

Các gian hàng tham gia tại hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ. Ảnh: Lan Anh

Các gian hàng tham gia tại hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ. Ảnh: Lan Anh

Đặc biệt, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của đồng bào Bahnar, tham gia các trò chơi dân gian như: đi cầu kiều, đập niêu, nhảy bao bố...

Dịp này, bà Trần Ngọc Yến-Tổng phân phối của công ty TNHH Tập đoàn dinh dưỡng Beone tại Gia Lai và Nhà thuốc Như Nguyện 99 (thị trấn Đak Pơ) đã trao tặng 22 suất quà cho 22 trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi tại xã Yang Bắc.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.