"Chuyến xe nghĩa tình": Cầu nối đoàn viên Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” đã trở thành cầu nối giúp hàng trăm người nghèo, người già có hoàn cảnh khó khăn quê từ Quảng Bình trở ra Bắc được về quê ăn Tết.
Về quê sau 10 năm xa xứ
Sáng 18-1 (nhằm ngày 24 tháng Chạp), khu vực xe đi các tỉnh phía Bắc tại Bến xe Đức Long Gia Lai trở nên nhộn nhịp hơn ngày thường. 3 chiếc xe giường nằm loại 45 chỗ đã về bến từ rất sớm, phía trước gắn tấm phông in dòng chữ “Chuyến xe nghĩa tình-Đưa người nghèo về quê ăn Tết năm 2020”. Gần 20 nhân viên, tài xế, tình nguyện viên đến từ Sở Giao thông-Vận tải, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh luôn tay luôn chân phục vụ sắp xếp đồ đạc, làm thủ tục để đưa hành khách lên xe. 
Bế con nhỏ đợi đến lượt làm thủ tục, gương mặt chị Đào Thị Bình (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) sáng rỡ vì chỉ không đầy 1 ngày nữa thôi, mẹ con chị sẽ về tới quê nhà. Quê chị ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tết này, lần đầu tiên sau 10 năm xa quê lập nghiệp chị được về bên vòng tay mẹ và các em thân yêu. “10 năm trước, mình rời quê về nhận công tác ở Gia Lai. 2 năm trước, vợ chồng mình dành dụm mãi mới mua được mảnh đất nhỏ, cất căn nhà ván ở tạm. Mấy năm nay lo trả nợ nần làm nhà, không dám về quê ăn Tết. Nhờ bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” nên mình đăng ký. Thấu hiểu hoàn cảnh, Công đoàn nhà trường đã xét duyệt và tạo điều kiện cho 2 mẹ con được tham gia. Vậy là lần đầu tiên sau hơn 10 năm lập nghiệp xa xứ, mình mới được trở về đón Tết quê”-chị Bình rưng rưng xúc động. 
 Đoàn viên chi đoàn Sở Giao thông-Vận tải hướng dẫn hành khách làm thủ tục lên “Chuyến xe nghĩa tình”. Ảnh: L.H
Đoàn viên chi đoàn Sở Giao thông-Vận tải hướng dẫn hành khách làm thủ tục lên “Chuyến xe nghĩa tình”. Ảnh: L.H
Ở một góc khác, vợ chồng anh Phan Trung Sáu và chị Vũ Thị Luyến (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cùng 2 con nhỏ cũng đang đợi làm thủ tục lên xe. “Mình quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cả nhà ai cũng mừng vì lâu lắm rồi cả gia đình mới có dịp cùng nhau về quê ăn Tết. Xuân này, ông bà sẽ rất vui khi có đông đủ con cháu từ xa về”-anh Sáu phấn khởi nói.
Cầu nối đoàn viên
Đã hàng chục năm làm nghề nhưng đây là lần đầu tiên anh Trương Đình Bé-tài xế của Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Trần Tiến tham gia lái xe trên “Chuyến xe nghĩa tình” đưa người nghèo về quê ăn Tết. “Vẫn là hành trình suốt 9 năm làm việc cho nhà xe Trần Tiến nhưng chuyến đi này thật khác biệt”-anh Bé chia sẻ. Để chuẩn bị cho hành trình này, ngay từ sáng sớm, nhà xe đã chuẩn bị phương tiện kỹ càng. Nhân viên phục vụ, tài xế đưa phương tiện xuống bến từ sớm. “Chứng kiến hành khách háo hức về quê, chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Chúng tôi sẽ làm việc với tinh thần phục vụ cao nhất để đưa hành khách về quê ăn Tết an toàn, vui vẻ”-anh Bé nói thêm.
Nhờ sự đóng góp, hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, chương trình “Chuyến xe nghĩa tình” Tết Canh Tý 2020 đã đưa 120 người nghèo, người già có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết cổ truyền. Nói về quá trình tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình”, ông Lê Văn Hạnh-Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông-Vận tải-cho biết: Trước Tết khoảng 3 tháng, Sở đã làm việc với Hiệp hội Vận tải Ô tô Gia Lai và một số công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Giao thông-Vận tải, đăng kiểm, quản lý và sửa chữa đường bộ, xây dựng cầu đường, doanh nghiệp vận tải… để kêu gọi sự chung tay, hỗ trợ nhằm tổ chức hoạt động này. Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh tiến hành phổ biến để người dân được biết và đăng ký tham gia. “Nhờ sự chung tay, phối hợp cùng vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, “Chuyến xe nghĩa tình” năm nay đã khởi hành. Tôi tin rằng, đây sẽ là cầu nối góp phần tạo nên cái Tết đoàn viên cho nhiều gia đình người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”-ông Hạnh nhấn mạnh.
…8 giờ sáng, 3 chiếc xe lần lượt nối đuôi nhau rời bến. Tết năm nay sẽ có thật nhiều gia đình được sum họp. Trong niềm vui chung đón Tết cổ truyền dân tộc, Tết đoàn viên của các gia đình nghèo sẽ góp phần tô điểm cho sắc xuân thêm tươi thắm.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.