Chuyện về đội bóng chuyền nữ nơi “chảo lửa”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) có một đội bóng chuyền nữ được duy trì hàng ngày và sẵn sàng bước ra đấu trường lớn. Đó là đội bóng chuyền buôn Tang của các cô gái ở xã Phú Cần.

Khoảng 16 giờ 30 phút hàng ngày, sân bóng trước nhà chị Nguyễn Thị Minh Hải (buôn Tang) lại rộn rã tiếng nói cười của những cô gái đam mê bóng chuyền trong vùng. Đây là sân bóng chuyền do gia đình chị Hải xây dựng.

Chị Hải sinh ra ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai), nơi có phong trào bóng chuyền nữ phát triển. Khi theo chồng về công tác tại Krông Pa, chị luôn mong muốn tiếp tục duy trì môn thể thao này nên dành thời gian đi tìm sân bóng. Tuy nhiên, trong vùng không có nhiều sân bóng dành cho nữ giới, nếu có cũng là những khoảnh đất gồ ghề, điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ thi đấu rất hạn chế.

Sau khi bàn bạc, gia đình chị đã tiến hành san ủi mảnh đất trước nhà rồi đầu tư sân bóng chuyền với kích thước tiêu chuẩn, các trụ đèn chiếu sáng, lưới bao quanh sân…

Bỏ ra một số tiền không hề nhỏ nhưng không thu chi phí thuê sân, giá trị lớn nhất mà vợ chồng chị Hải có được chính là đón nhận những người có cùng sở thích đến chơi vào mỗi buổi chiều. Các trận đấu diễn ra vui nhộn song không kém phần kịch tính, hấp dẫn từ khi còn ánh sáng mặt trời đến khi phải dùng đến đèn điện.

Đội bóng chuyền buôn Tang quy tụ nhiều cầu thủ xuất sắc của huyện Krông Pa. Ảnh: L.V.N

Đội bóng chuyền buôn Tang quy tụ nhiều cầu thủ xuất sắc của huyện Krông Pa. Ảnh: L.V.N

“Gia đình tôi ở trong con hẻm đường đất khá vắng vẻ. Từ khi có sân bóng chuyền thì chiều nào cũng đầy ắp tiếng cười. Môn bóng chuyền dễ chơi, lên sân đủ bao nhiêu người thì chia đội đánh bấy nhiêu. Trước kia, khi chưa có sân thì phải đi xa, sân bãi lại không đảm bảo, không phải hôm nào cũng được chơi, mà đã mê rồi không được ra sân thì trong người bứt rứt khó chịu lắm”-chị Hải bày tỏ.

Ngay sau khi sân bóng hoàn thành, chị Hải tổ chức giải đấu cho chị em phụ nữ trong huyện với sự tham gia của hơn 60 cầu thủ đến từ 5 đội. Cũng từ đây, đội bóng chuyền buôn Tang được thành lập với 20 thành viên. Trong đó có không ít thành viên còn rất trẻ đang ở lứa tuổi học sinh.

Em Ksor H’Huế (lớp 12, Trường THPT Chu Văn An, huyện Krông Pa) hồ hởi: “Em mê bóng chuyền lắm nhưng trước kia không có chỗ chơi và cũng không có người chơi cùng. Nhà em ở buôn Mlah, cách đây hơn 3 km nhưng chiều nào em cũng ra sân chơi với các chị. Em còn rủ thêm các bạn trong trường đến đây cùng chơi nữa”.

Đội bóng chuyền nữ buôn Tang duy trì tập luyện hàng ngày ở sân bóng được đầu tư bài bản. Ảnh: Văn Ngọc

Đội bóng chuyền nữ buôn Tang duy trì tập luyện hàng ngày ở sân bóng được đầu tư bài bản. Ảnh: Văn Ngọc

Được tập luyện, thi đấu hàng ngày, không ít thành viên của đội bóng chuyền buôn Tang được các đội trong huyện săn đón, mời tham dự các giải đấu ở địa phương. Chị Nay H’Xuyên là một trong những cầu thủ thường được mời tham gia các giải trong huyện.

Chị chia sẻ: “Do ngày nào cũng được chơi nên chị em trong đội ít nhiều có kinh nghiệm. Những người mới tập đánh hoặc có năng khiếu cũng được uốn nắn, chỉ bảo nên rất tiến bộ, trong đó có nhiều em học sinh.

Hy vọng trong tương lai, các em sẽ tiến bộ, trở thành hạt nhân của bóng chuyền nữ Krông Pa. Vừa rồi, các thành viên của đội đã đi đánh cho các đội ở xã Ia Hdreh, Chư Gu… và đều giành thành tích cao”.

Với sự phát triển của phong trào bóng chuyền nữ trong thời gian qua, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa đã có kế hoạch tổ chức Giải Bóng chuyền nữ toàn huyện năm 2024. “Lâu nay, huyện tổ chức các giải bóng chuyền nam rất thành công nhưng lại chưa có giải nào cho chị em phụ nữ. Các chị em trong đội tích cực luyện tập để tham gia giải với hy vọng được giao lưu với các đội bạn và đạt thành tích cao”-chị Hải cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Ngô Đức Mạo-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa-cho biết: “Đội bóng chuyền nữ buôn Tang là một trong số rất ít đội duy trì luyện tập hàng ngày và cũng là nơi duy nhất có sân bóng chuyền được đầu tư bài bản. Chúng tôi luôn khuyến khích, ủng hộ và cố gắng nhân rộng điển hình này để phát triển môn bóng chuyền trên địa bàn huyện”.

Có thể bạn quan tâm

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.