Chuyện chưa kể ở hồng tâm cuộc chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đằng sau nụ cười hạnh phúc khi các bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện là những nỗi niềm của y - bác sĩ, điều dưỡng mà chỉ những người trong cuộc mới biết
Trong buổi lễ tổ chức cho 7 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện hôm 3-4 tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bình Thuận, sau những bó hoa chúc mừng của các bệnh nhân dành cho các y - bác sĩ, tôi bỗng thấy một đôi mắt như vẫn còn hoen đỏ dù chị lặng lẽ đứng phía sau.
Chứng kiến đám tang mẹ qua điện thoại
Chị là điều dưỡng Nguyễn Thị Liên, đã công tác ở Khoa Truyền nhiễm BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận 32 năm. Chỉ còn 1 năm nữa, chị về hưu.
Đêm 28-3, nghe tin 7 trong số 9 bệnh nhân mắc Covid-19 đang điều trị tại khoa có kết quả âm tính lần đầu, cả khoa như vỡ òa hạnh phúc. Nhưng cũng đúng lúc này, tiếng chuông điện thoại reo lên. Chị Liên nhận được tin từ chồng (cũng là một điều dưỡng làm ở Khoa Ung bướu) cho hay mẹ chị vừa qua đời.
"Nhận tin mẹ mất, tôi rất sốc. Dù mẹ đã lớn tuổi, lại nằm liệt giường do tai biến nhưng trước đó, mẹ vẫn ăn uống bình thường, tinh thần minh mẫn. Mẹ đột ngột ra đi, tôi như chết lặng" - chị Liên kể với giọng run run.
Các đồng nghiệp an ủi điều dưỡng Nguyễn Thị Liên vì không thể về chịu tang mẹ (Mời quét QR code bằng camera điện thoại để nhận link xem video cùng chủ đề)
Các đồng nghiệp an ủi điều dưỡng Nguyễn Thị Liên vì không thể về chịu tang mẹ (Mời quét QR code bằng camera điện thoại để nhận link xem video cùng chủ đề)
Đón nhận tin mẹ qua đời thật sự khó khăn nhưng điều còn khó hơn gấp bội khi chị phải quyết định về nhà chịu tang hay ở lại BV. Những điều dưỡng kinh nghiệm như chị Liên thường là người trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm từ các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Thế nên, nếu chị về nhà trong hoàn cảnh này thì BV sẽ thiếu nhân lực. Thêm vào đó, do tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân, rủi ro nhiễm bệnh không loại trừ nên việc về nhà chịu tang có thể ảnh hưởng đến mọi người. Vì vậy, chị quyết định ở lại.
Là con gái út trong gia đình có 5 người con, chị Liên vẫn thường lui tới chăm sóc người mẹ 88 tuổi. Vậy nên việc không thể về nhà nhìn mẹ lần cuối là một nỗi đau quá lớn với chị.
Theo bác sĩ Dương Thị Lợi, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, 20 ngày qua là 20 ngày dài đằng đẵng, nhất là trong một môi trường phải chịu nhiều áp lực như thế này.
"Vậy nên, khi niềm vui 7 bệnh nhân được âm tính chưa thấm mà khoa phải nhận tin mẹ chị Liên mất thì… thật sự trong không gian ấy, bối cảnh ấy quá đau lòng. Mọi người trong khoa đều khóc rất nhiều. Một vài điều dưỡng lớn tuổi hơn thì giữ được bình tĩnh, động viên và an ủi chị Liên. Trong thời điểm đó, chúng tôi chỉ có thể làm được như vậy" - bác sĩ Lợi chia sẻ.
Cách mấy bước chân mà không thể thăm con
Cũng theo bác sĩ Dương Thị Lợi, kể từ hôm 9-3, khi Bộ Y tế công bố ca bệnh đầu tiên tại Bình Thuận, cả Khoa Truyền nhiễm được đặt ở trạng thái sẵn sàng cao độ. Ban Giám đốc BV hướng dẫn 20 y - bác sĩ, điều dưỡng ở khoa chia thành 2 ca trực, cố gắng sắp xếp ăn nghỉ tại BV, không về nhà để tránh rủi ro lây lan dịch.
Trong những ngày đầu các y - bác sĩ tập trung ở lại BV vừa trị bệnh cho bệnh nhân vừa tự cách ly, có trường hợp người thân đang đau đớn nằm viện chỉ cách khoa vài bước chân nhưng không thể qua thăm hỏi. Đó là câu chuyện của điều dưỡng Hồ Lý Ngãi. Chồng chị Ngãi mất sớm khi hai người mới lấy nhau được vài năm. Thời gian dài, chị Ngãi vất vả nuôi 2 con. Con gái lớn của chị nay đã ra trường, xin được việc làm và có gia đình.
Ngày con gái chị Ngãi sinh bé đầu lòng cũng là thời điểm Khoa Truyền nhiễm tiếp nhận thêm 5 ca bệnh dương tính virus SARS-CoV-2. Thế nên, dù chỉ cách con gái đang vượt cạn ở Khoa Sản chỉ mấy mét nhưng chị không thể qua động viên, thăm hỏi con.
"Đó là những sự việc hết sức đau lòng. Trong thời gian qua, khoa chúng tôi đã chứng kiến nhiều nỗi đau thầm lặng như vậy để ở lại điều trị bệnh nhân" - bác sĩ Lợi bộc bạch. 
Kỳ tới: Những chuyến xe xuyên đêm chống dịch
Bài và ảnh: Hợp Phố (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.