Chuyển biến tích cực trong phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ ở xã Hà Bầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hà Bầu là xã có đông người dân tộc thiểu số tại chỗ (98% dân số trong xã là người Jrai, Bahnar). Đây cũng là xã có nhiều làng đặc biệt khó khăn, trọng điểm phức tạp về an ninh-trật tự của huyện Đak Đoa (Gia Lai). Trước đây, nhất là thời điểm xảy ra các vụ việc gây rối an ninh-trật tự vào năm 2001 và 2004, nhiều người ngần ngại khi đến Hà Bầu.
Từ khi thực hiện Quyết định số 749-QĐ/TU ngày 30-6-2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân công các sở, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phụ trách xã, Hà Bầu đã có những chuyển biến tích cực. Bà con không còn bỏ bê công việc, gây rối trật tự công cộng, vượt biên trái phép mà tích cực tham gia bảo vệ an ninh-trật tự nông thôn, xây dựng hệ thống chính trị, chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế.
Dọn vệ sinh giọt nước. Ảnh: Hoàng Minh
Dọn vệ sinh giọt nước. Ảnh: Hoàng Minh
Vụ mùa năm nay, xã gieo trồng hơn 500 ha lúa, mì, bắp, đậu đỗ. Gần 700 ha cà phê, hơn 200 ha cao su tiểu điền, hàng trăm ha hồ tiêu, bời lời, điều… được bà con chăm sóc chu đáo. Nhiều gia đình đang trồng mới cao su tiểu điền, hồ tiêu, bời lời. Anh Rơ Châm Klenh, ở làng Hol cho biết: Trước đây, làng nào cũng làm ít, nói nhiều về những chuyện đánh nhau, Tin lành Đê-ga, không chịu chuyên tâm làm ăn. Còn bây giờ, được Nhà nước hỗ trợ vốn, cấp phát các loại hạt giống, phân bón và được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nên bà con yên tâm lao động, đầu tư sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Cùng với phát triển kinh tế, Hà Bầu luôn chú trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo. Có trên 1.200 học sinh các cấp là người Jrai, Bahnar. Chất lượng dạy, học và đảm bảo an ninh học đường được nâng lên. Tình trạng học sinh người địa phương vắng học, bỏ học tùy tiện vào thời điểm gieo trồng, thu hoạch mùa vụ đã được hạn chế đến mức thấp nhất. Trong thời gian nghỉ hè, nhiều phụ huynh đã và đang vận động, hướng dẫn hoặc trực tiếp đưa con em đi học ở thị trấn Đak Đoa hay lên TP. Pleiku ôn tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức…
Đáng phấn khởi là ngày càng có nhiều người Jrai, Bahnar không nghe, không làm theo những lời xúi giục của kẻ xấu. Nhiều người đã cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan chức năng. Tại các cuộc họp, các đối tượng đã từng có lỗi với cộng đồng hay đang chịu án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương đã mạnh dạn đứng lên tố giác những người có những hành vi gây chia rẽ tình cảm anh em, phá hoại tình đoàn kết của các dân tộc… Các cơ quan chức năng có thêm điều kiện nắm bắt tình hình, có thêm thông tin bổ ích, kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc phạm pháp. Mới đây, nhờ tin báo của quần chúng, xã đã kịp thời phát hiện, thu giữ nhiều tài liệu phản động và trục xuất khỏi địa bàn một số đối tượng từ tỉnh Kon Tum, từ TP. Hồ Chí Minh lén lút vào các làng truyền đạo trái phép…
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ban ngành, nhất là 2 đơn vị được phân công phụ trách xã (Công an tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đak Đoa) và đơn vị kết nghĩa (Trung đoàn 52), bà con 13 thôn làng trong xã đã nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ xấu, cũng như thấy được công sức đóng góp của các cấp, các ngành. Không ít phần tử bất hảo ở làng Rai, làng Dơng, làng Ring, làng Wel… đã từng móc nối, kích động bà con bỏ bê sản xuất, gây rối trật tự, phải thừa nhận những kết quả rất đáng biểu dương của các cấp, các ngành. Hàng chục trường hợp Việt kiều ở Mỹ như ông Siu Y Lay trở về thăm quê nhà cũng tấm tắc khen ngợi sự đổi thay của địa phương.
Hoàng Minh

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.