Chữa bệnh gian lận trong giáo dục, cần bắt đầu từ căn nguyên đạo đức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Liên tiếp những bản tin rất đau lòng liên quan đến việc gian lận, thậm chí trộm cắp của những người đang hoạt động trong môi trường giáo dục.

Cuối cùng, thì những lùm xùm xôn xao dư luận liên quan đến việc một học sinh tên Mai Chi tố một học sinh và thầy giáo thuộc Trường THPT Gia Định (TP.HCM) đã sử dụng bài làm của mình để tham gia Genius Olympiad và đoạt giải cũng đi đến hồi kết.

Ban tổ chức Genius Olympiad - cuộc thi quốc tế nhằm thúc đẩy nhận thức về các vấn đề môi trường thông qua các dự án khoa học (Science), viết sáng tạo (Creative Writing), kinh doanh (Business), robotics, nghệ thuật (Art), âm nhạc (Music), làm phim ngắn (Short Film)… đã chính thức xác nhận cả hai bài viết đều do con người tạo ra chứ không phải AI.

Trường Đại học Hồng Đức nơi xảy ra vụ mất trộm. Ảnh: hdu.edu.vn

Trường Đại học Hồng Đức nơi xảy ra vụ mất trộm. Ảnh: hdu.edu.vn

Tác phẩm bị tố gian lận có 86% điểm tương đồng với tác phẩm gốc. Và bài làm mới có 3-4 câu giống hoàn toàn với tác phẩm gốc và có 3-4 câu rất giống, chỉ có điều sắp xếp lại từ ngữ…

Một kết cục đau lòng và xấu hổ, bởi sự gian lận bị phát hiện trong trường hợp này, không còn là chuyện riêng của một học sinh, ông thầy hay trường học mà còn là thể diện về đạo đức học thuật của một quốc gia với bạn bè quốc tế.

Đau lòng hơn, khi thông tin này xuất hiện cùng thời điểm với thông tin một tiến sĩ, 38 tuổi, phó trưởng bộ môn, giảng dạy tại khoa Nông lâm ngư nghiệp của Trường đại học Hồng Đức ở Thanh Hoá, bị cáo buộc lợi dụng trời mưa to đã phá khóa phòng kế toán trường trộm gần 130 triệu đồng đem trả nợ.

Bị can của một vụ cáo buộc trộm tiền có bằng tiến sĩ và đang là giảng viên của một trường đại học, hình như mới lần đầu xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên, việc gian lận, ăn cắp chất xám của người khác… trong môi trường giáo dục các cấp thì nhiều đến mức thành quen, thậm chí nhiều người còn thấy bình thường!

Gian lận, đạo văn, ăn cắp chất xám người khác… là một bệnh lý rất nặng của ngành giáo dục. Bệnh này thể hiện ở mức thấp nhất là chép nguyên văn mẫu trong những bài thi cho đến cắt dán nguyên văn không cần chỉnh sửa trong các khoá luận, luận văn cho đến luận án, công trình khoa học các cấp, sách tham khảo…

Đối tượng gian lận, đạo văn, ăn cắp chất xám… cũng phong phú nhiều thành phần: từ học sinh, giáo viên, giảng viên cho đến những người chức cao vọng trọng, học hàm học vị, công trình khoa học… nặng trĩu mình.

Gian lận, còn đến từ không ít phụ huynh với vai trò “đồng loã” khi im lặng trước những bất thường, đặc biệt là thành tích trong quá trình học tập của con em mình.

Giáo dục, phải được trả về với chức năng nguyên thuỷ là giảng kiến thức và dạy làm người, bao hàm cả đạo đức, trước hết là lòng tự trọng, sự trung thực…

Chữa bệnh gian lận, đạo văn, ăn cắp chất xám người khác… trong giáo dục, cũng cần bắt đầu song song từ căn nguyên đạo đức!

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.