Chú trọng phòng-chống dịch bệnh gia súc trên địa bàn huyện Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hai năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Phú Thiện không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc. Có được kết quả đó là nhờ ngành chức năng của huyện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. 
Nâng cao ý thức người chăn nuôi
Gia đình ông Nguyễn Hữu Hoan (thôn Nam Hà, xã Ia Ake) nuôi 12 con bò. Đây là tài sản lớn nhất của gia đình ông. Nhờ đàn bò mẹ mỗi năm đẻ 5-6 con, nuôi lớn lại bán nên ông Hoan có tiền để trang trải cuộc sống và chăm lo cho các con ăn học. Kinh tế gia đình trông cả vào đàn bò nên ông Hoan sợ nhất là chẳng may chúng đổ bệnh. “Nghề chăn nuôi gia súc quan trọng nhất là phòng bệnh, chứ một khi bò đã bị bệnh thì chạy chữa tốn kém mà bán sẽ mất giá, thiệt hại rất lớn”-ông Hoan nói.
Ý thức như thế nên ông Hoan luôn thực hiện đúng các bước kỹ thuật trong chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng theo khuyến cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Ông làm chuồng bò xa khu nhà ở, láng nền bằng xi măng có độ dốc và rãnh thoát nước thải đảm bảo khô ráo. Hàng ngày, ông đều dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; mỗi tuần phun hóa chất Benkocid tiêu độc khử trùng đều đặn. “Mỗi khi cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tôi đều nhốt đàn bò ở nhà để tiêm đầy đủ. Nhờ thế mà đàn bò của tôi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt”-ông Hoan cho biết.
 Tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho đàn bò. Ảnh:internet
Tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho đàn bò. Ảnh:internet
Ông Kim Ngọc Lượng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện-cho hay, Trung tâm chú trọng tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về phòng-chống dịch bệnh thông thường trên đàn gia súc như: thực hiện tốt việc tiêm phòng, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh khu vực chăn nuôi, giết mổ...  Cùng với đó, Trung tâm phân công cán bộ, nhân viên theo dõi địa bàn, phối hợp với cán bộ chuyên trách thú y các xã, thị trấn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai kế hoạch phòng-chống khi cần thiết; triển khai kiểm soát giết mổ gia súc ở các chợ cũng như thực hiện việc giám sát, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ gia súc. Trung tâm cũng thực hiện 2 tháng tiêu độc khử trùng định kỳ và cấp hóa chất Benkocid, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi tự tiêu độc khử trùng chuồng trại.
Chủ động tiêm phòng triệt để
Để phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh cho đàn gia súc, ngay từ đầu năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc trên địa bàn. Sau khi có vắc xin cấp về, Trung tâm huy động cán bộ thú y ở 9 xã và thị trấn Phú Thiện chia thành nhiều tổ tiêm theo hình thức cuốn chiếu, hết địa phương này đến địa phương khác đảm bảo tỷ lệ tiêm luôn đạt trên 90% tổng đàn. 
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, trong năm 2019, đơn vị dự kiến tiêm 49.882 liều vắc xin lở mồm long móng và 17.350 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 12.000 liều vắc xin dịch tả và kép heo; 6.000 liều vắc xin lở mồm long móng heo… Trong đó, Trung tâm đặc biệt chú trọng việc phòng-chống dịch bệnh ở các cơ sở phối giống và cung cấp heo giống trên địa bàn. Hàng tháng, Trung tâm tổ chức cấp hóa chất tiêu độc khử trùng để các cơ sở tự vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đúng định kỳ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn heo giống.
Ông Nguyễn Thế Bảng (thôn Thanh Trang, xã Ia Peng), chủ cơ sở nuôi 3 con heo đực làm dịch vụ phối giống, 5 heo nái và duy trì thường xuyên đàn heo thịt 20-30 con, cho biết: “Gia đình tôi luôn ý thức việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn heo theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Bởi nếu không tiêm phòng thì dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và lây lan sang đàn heo thịt của gia đình cũng như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng đàn heo giống do mình cung cấp cho người dân”.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp trong phòng-chống dịch bệnh mà 2 năm qua, trên địa bàn huyện Phú Thiện không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc. “Điều quan trọng là ý thức phòng bệnh của người dân được nâng cao nên khi có gia súc biểu hiện bệnh thì họ chủ động cách ly ra khỏi đàn để tránh lây lan và báo ngay cho cán bộ thú y đến theo dõi, điều trị kịp thời. Vì vậy, không bùng phát thành ổ dịch, hạn chế được thiệt hại cho người dân”-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện nhấn mạnh.
Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.