Chủ tịch Tập Cận Bình nói tham nhũng vẫn "nghiêm trọng và phức tạp"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 8/1, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy quá trình tự cải cách của đảng cũng như thực hiện tốt công cuộc chống tham nhũng kéo dài và đầy khó khăn.
Lưu Thiết Nam, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban cải cách và phát triển TQ, bị kết án chung thân vì tội nhận hối lộ. Ảnh: Xinhua

Lưu Thiết Nam, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban cải cách và phát triển TQ, bị kết án chung thân vì tội nhận hối lộ. Ảnh: Xinhua

Ông Tập Cận Bình, đồng thời là Chủ tịch Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) ở thủ đô Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh, sau những nỗ lực chống tham nhũng bền bỉ trong 10 năm qua, cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã đạt được những thắng lợi lớn, song tình hình vẫn "nghiêm trọng và phức tạp".

Theo tổng kết của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, năm 2023, trong số hơn 40 cán bộ trung ương quản lý bị điều tra, có hơn 30 cán bộ bị xử lý kỷ luật.

Cơ quan chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc gửi đi thông điệp, cuộc chiến chống tham nhũng không ngừng nghỉ và không có khái niệm "hạ cánh mềm" với cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu.

Số vụ điều tra cấp cao trong năm 2023 đã tăng 40% so với năm trước đó. Hầu hết các đối tượng "quan chức" bị điều tra từ cấp thứ trưởng trở lên do trung ương quản lý. 27 trong số hơn 40 cán bộ do trung ương quản lý bị điều tra đã nghỉ hưu.

Ông Tập nhấn mạnh cuộc chiến chống tham nhũng phải quyết liệt hơn nữa để làm thay đổi tình hình và đạt mục tiêu đề ra. Các chuyên gia cho rằng hiện không có khái niệm "hạ cánh mềm", bởi nhiều cán bộ nghỉ hưu bị đưa ra xét xử là sai phạm nhiều năm trước, có vụ việc từ 10 - 20 năm trước. Cán bộ do Trung ương quản lý, tức từ cấp thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

(GLO)- Chiều ngày 9-7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt - Pháp phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 236 năm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14-7-1789 - 14-7-2025), với sự tham dự của đông đảo đại biểu, nhà khoa học và bạn bè Pháp đang làm việc, nghiên cứu tại Quy Nhơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Từ 1.7, Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn như lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành hiến pháp, pháp luật...

null