Chư Sê: Phát hiện một điểm trồng hàng trăm cây cần sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công an huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết đang điều tra, xử lý một vụ trồng cây cần sa trái phép trên địa bàn thôn 6, xã Ia Blang. 

 Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường khu vực trồng cần sa. Ảnh: Văn Ngọc
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường khu vực trồng cần sa. Ảnh: Văn Ngọc

Theo đó, qua công tác nắm bắt tình hình, khoảng 14 giờ ngày 25-2, Công an huyện Chư Sê phối hợp với Công an xã Ia Blang phát hiện tại khu vực thôn 6, xã Ia Blang có điểm trồng cây cần sa trái phép.

Quá trình kiểm tra, lực lượng Công an xác định có 230 cây cần sa chiều cao từ 25 cm đến 145 cm được trồng tại 2 vị trí khác nhau cách nhau khoảng 800 m trên diện tích 4.630 m2. Mở rộng tìm kiếm, lực lượng Công an còn phát hiện tại vườn ươm trong khu vực này có 284 bầu đất trong đó có 64 bầu đã có cây cần sa lên mầm, cây lớn nhất cao 5 cm.

Khu vườn có trồng cây cần sa nói trên thuộc sở hữu của bà Phạm Thị Liêu (SN 1932, trú tại phường Ea Tu, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đak Lak). Từ tháng 8-2019, bà Liêu giao cho cháu ngoại là Trần Hưng (SN 1983) canh tác và quản lý. Đấu tranh với Hưng, đối tượng khai nhận cuối năm 2019 có 1 đối tượng nam tại huyện Cư Mgar, tỉnh Đak Lak cho một túi hạt giống cần sa. Sau đó, Hưng đã mang số hạt giống này để trồng với mục đích cho gia súc ăn.

 

VĂN NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.