Chư Sê: Những tấm lòng vì học sinh nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng tâm huyết, sự nhiệt tình, nhiều giáo viên ở huyện Chư Sê, Gia Lai đã nỗ lực vận động thêm nguồn hỗ trợ giúp những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện theo đuổi con chữ.
Em Siu Thoan (học sinh lớp 7A, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du, xã Dun) là con thứ 5 trong một gia đình có 7 anh chị em phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ rất sớm. Thoan ở cùng gia đình người chị thứ 3. Nhà em ở làng Pan, một trong những làng xa trung tâm nhất của xã Dun. Mỗi ngày em đều đặn đến trường bằng chiếc xe đạp cũ kỹ. Một trong những lý do khiến Thoan chăm chỉ học hành là vì không muốn thầy-cô giáo phải vất vả vào tận nhà đón em đến lớp. Thoan nói: “Đầu năm học, em được nhận quần áo, gạo, mì tôm, nước mắm. Nhiều thầy cô còn cho em cả vở, đồ dùng học tập”.
 Thầy Phạm Văn Nguyên-Bí thư Đoàn trường THPT Trường Chinh-trao quà của các nhà hảo tâm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: N.G
Thầy Phạm Văn Nguyên-Bí thư Đoàn trường THPT Trường Chinh-trao quà của các nhà hảo tâm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ảnh: N.G
Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du có 584 học sinh với hơn 80% học sinh dân tộc thiểu số, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi cha mẹ, khuyết tật. Cô Trịnh Thị Cảnh-giáo viên nhà trường-cho biết: “Tôi luôn ghi nhớ hoàn cảnh của từng học sinh, lúc nào có cơ hội gặp gỡ các tổ chức, cá nhân có điều kiện là tôi đều vận động hỗ trợ các em. Trong năm học này, một tổ chức từ thiện tại TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ quần áo, gạo, nhu yếu phẩm cho học sinh toàn trường và làm sân bê tông cho 2 điểm trường lẻ”. Tâm huyết với sự nghiệp trồng người, đồng cảm với hoàn cảnh của học trò, cô Cảnh còn mong muốn các em có được sự hỗ trợ lâu dài mang tính chất đồng hành. Trong năm học này, cô đã sẵn sàng tham gia các hoạt động của nhà trường như nhận đỡ đầu học sinh, kết nối các địa chỉ từ thiện để tiếp sức đến trường cho học sinh nghèo.
Còn tại Trường THPT Trường Chinh, 33 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà xa... đã được nhà trường bố trí 8 phòng trong dãy nhà tập thể giáo viên để ăn ở, học tập. Điều này đồng thời đòi hỏi nhà trường phải làm tốt khâu quản lý đến vận động nguồn hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho các em. Thầy Phạm Văn Nguyên-Bí thư Đoàn trường-cho biết: “Ngay từ cuối năm học trước, Đoàn trường đã tổ chức quyên góp đồng phục, sách giáo khoa cũ giúp học sinh đầu cấp có hoàn cảnh khó khăn. Ban Giám hiệu còn cử tổ công tác đi tuyển sinh tại 14/17 trường THCS trên địa bàn huyện và thông báo các chế độ ưu tiên tới phụ huynh học sinh như: giáo viên nhà trường nhận đỡ đầu học sinh nghèo, bố trí chỗ ăn, ở bán trú ngay trong trường để tiết kiệm chi phí trọ học cho các em ở xa; vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện hỗ trợ, đỡ đầu, tiếp sức các em đến trường”.
Đến nay, Trường THPT Trường Chinh đã nhận được sự hỗ trợ của gần 10 tổ chức như: chi đoàn Công an huyện Chư Sê, Hội Phụ nữ Công an huyện, Trường THPT chuyên Hùng Vương... Không ít cá nhân cũng nhận đỡ đầu 2-7 học sinh với mức hỗ trợ 200 ngàn đồng/em/tháng và nhiều vật dụng cần thiết khác. Trường còn khai thác thế mạnh của mạng xã hội trong việc vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh bằng cách giới thiệu gương mặt những học sinh học giỏi, hoàn cảnh khó khăn. Em Siu Sâm Mi (lớp 10A1, mồ côi cha mẹ) rất xúc động khi nhận bộ áo dài thơm tho, được gói ghém thật đẹp với dòng chữ “Chúc bạn năm học mới nhiều niềm vui”. Siu Sâm Mi không cầm được nước mắt khi nói lời cảm ơn thầy Lê Xuân Tài-giáo viên thể dục, người đã nhận sẽ đỡ đầu em suốt 3 năm THPT. “Bố mất từ khi em còn rất nhỏ, mẹ thì mới mất cách đây 4 tháng vì bệnh ung thư gan, cuộc đời em chẳng biết sẽ như thế nào nếu không có thầy cô và tấm lòng các nhà hảo tâm. Em coi các thầy cô là bố mẹ của em. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng mọi người”. Từ nỗi đau bố mẹ mất vì bạo bệnh, Siu Sâm Mi nuôi mơ ước sẽ trở thành bác sĩ trong tương lai. 
Chị Nguyễn Thị Phương (tổ dân phố 11, thị trấn Chư Sê, người nhận đỡ đầu đến 7 học sinh khó khăn của Trường THPT Trường Chinh) bày tỏ: “Khi cô Hiệu trưởng trực tiếp đặt vấn đề đỡ đầu các em, tôi đã đồng ý ngay. Tôi thấy nhà trường phát động chủ trương này rất đúng, rất nhân văn. Nếu không nói ra, chúng tôi làm sao biết để kịp thời cộng đồng trách nhiệm, giúp đỡ các cháu”. Bằng nhiều cách vận động, bằng tình cảm của các tổ chức, cá nhân, nhiều trường trên địa bàn huyện Chư Sê đang làm rất tốt công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì tốt sĩ số học sinh. “Điều quan trọng là học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy-cô, cộng đồng để tự nỗ lực, phấn đấu học tập, gắn bó với trường lớp”-ông Ngô Xuân Hiếu-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê-nhận xét.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.