Chư Sê đưa giống chất lượng cao sản xuất vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để sản xuất vụ mùa 2020 đạt hiệu quả cao, huyện Chư Sê đang tập trung triển khai nhiều giải pháp như vận động người dân xuống giống tập trung, nhanh gọn, sử dụng giống chất lượng cao... Đặc biệt, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân xã Ayun phát triển sản xuất lúa nước theo mô hình liên kết để phát huy hiệu quả công trình thủy lợi Plei Keo.

 

Hỗ trợ người dân Ayun trồng lúa nước

Sau chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại xã Ayun vào tháng 4-2017, công trình thủy lợi Plei Keo đã được khởi công xây dựng vào năm 2018 với tổng vốn đầu tư 116 tỷ đồng để tháo gỡ khó khăn về nguồn nước sản xuất cho người dân xã này. Công trình có thể phục vụ tưới cho khoảng 400 ha lúa nước 2 vụ và 100 ha cây trồng khác. Đến tháng 2-2020, công trình thủy lợi Plei Keo hoàn thành đưa vào sử dụng.

 

 Người dân làng Vơng Chép (xã Ayun) sử dụng giống lúa mới Đài Thơm 8 để sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020. Ảnh: L.N
Người dân làng Vơng Chép (xã Ayun) sử dụng giống lúa mới Đài Thơm 8 để sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020. Ảnh: L.N


Nhờ nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, trong vụ Đông Xuân 2019-2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê đã triển khai mô hình sản xuất lúa nước trên cánh đồng làng Vơng Chép (xã Ayun) với diện tích 4 ha. Các hộ tham gia mô hình được cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa nước từ khâu làm đất đến chăm sóc, thu hoạch; đồng thời, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 100% giống lúa mới Đài Thơm 8 để thay đổi cơ cấu giống lúa cũ ở địa phương. Đến nay, diện tích lúa này phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch với năng suất dự kiến đạt 7-8 tạ/sào.

Gia đình ông Kpuih Plơk là một trong những hộ ở làng Vơng Chép tham gia mô hình sản xuất lúa nước. Ông cho biết: Trước đây, ở cánh đồng này chỉ làm lúa nước 1 vụ, trồng 6 tháng mới thu hoạch, năng suất chỉ đạt 2,5-3 tạ/sào. Giờ có nước, người dân lại được cán bộ hướng dẫn cách gieo sạ, chăm sóc và sử dụng giống mới có thời gian sinh trưởng chỉ hơn 4 tháng. “Dự kiến năm nay, năng suất lúa của gia đình tôi tăng gấp đôi so với khi trồng giống lúa cũ. Do đó, vụ mùa 2020, gia đình tôi tiếp tục đăng ký với UBND xã sản xuất 8 sào giống lúa Đài Thơm 8”-ông Plơk chia sẻ.


Vụ mùa 2020, UBND xã Ayun tiếp tục vận động người dân chuyển đổi giống lúa địa phương sang giống ngắn ngày để làm lúa nước 2 vụ. Đến nay, đã có 85 hộ đăng ký sản xuất lúa theo hình thức liên kết với tổng diện tích hơn 40 ha. Ông Rơ Ô Cam (làng Vơng Chép) cho biết: “Vụ này, gia đình tôi đăng ký với xã sản xuất 1,5 ha lúa nước giống mới. Hy vọng sản xuất giống lúa mới sẽ giúp gia đình vừa đủ ăn, vừa có lúa bán cho hợp tác xã”.

Ông Lê Sỹ Quý-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê-thông tin: Vụ mùa 2020, huyện tiếp tục hỗ trợ người dân xã Ayun triển khai mô hình trồng lúa liên kết với diện tích 25 ha. Theo đó, người dân tham gia được hỗ trợ giống lúa, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ một phần phân bón. Các hộ sẽ sử dụng cùng một giống lúa, xuống giống đồng loạt và chăm sóc theo cùng quy trình kỹ thuật. Hiện Trung tâm đang phối hợp với xã chọn hộ tham gia mô hình. Mô hình này sẽ giúp người dân vừa nâng cao năng suất, vừa rút ngắn thời gian canh tác để làm lúa 2 vụ, phát huy hiệu quả của công trình thủy lợi Plei Keo.

Đưa giống chất lượng cao vào sản xuất

Theo kế hoạch, vụ mùa 2020, toàn huyện Chư Sê sẽ gieo trồng 5.136 ha cây lương thực (2.680 ha lúa nước, 100 ha lúa rẫy, 2.356 ha bắp), 1.454 ha cây có củ (950 ha mì, 504 ha khoai lang), 1.104 ha đậu các loại, 769 ha rau các loại, 378 ha chanh dây, 600 ha mía và 170 ha cây hàng năm khác. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Năm nay mưa muộn nên huyện đã xây dựng lịch thời vụ xuống giống các loại cây trồng muộn hơn khoảng 15 ngày so vụ trước. Đối với vùng chủ động nước, người dân tập trung xuống giống nhanh gọn trong tháng 6; đối với vùng không chủ động nước thì xuống giống trong tháng 7. Riêng đối với một số cây trồng ngắn ngày trên đất cạn như bắp, lúa, đậu, mè, mì... xuống giống khi đất đủ độ ẩm.

Người dân chuẩn bị đất để sản xuất vụ mùa 2020. Ảnh: Lê Nam
Người dân chuẩn bị đất để sản xuất vụ mùa 2020. Ảnh: Lê Nam



“Ngoài ra, để năng suất đạt cao, người dân nên sử dụng giống lúa chủ lực gồm HT1, OM4900, IR64, Thiên ưu 8 và bổ sung giống DT45, OM6976; giống bắp lai CP888, CP333, LVN10, Bioseed9698; giống mía K84-200, Suphanburi7, KK3, KK6, K88-65, K88-92; giống đậu xanh H189-E3, DX208; giống mì có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như KM140, KM419, KM98-5… Đồng thời, áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp IPM, ICM trên cây lúa như: gieo sạ đúng lịch thời vụ, lượng gieo sạ 120-130 kg/ha và đặc biệt cần giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng đối với cánh đồng làng Vơng Chép, vụ này, huyện dự kiến vận động người dân chuyển đổi khoảng 120 ha lúa giống địa phương sang giống lúa mới Đài Thơm 8”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho hay.
 

 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.