Chủ quán thịt chó mắc bệnh dại, lúc lên cơn đã bỏ chạy ra ngoài đập cửa nhà dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh nhân làm nghề giết mổ và bán quán nhậu thịt chó, mèo, được chẩn đoán mắc bệnh dại, trong lúc lên cơn đã bỏ chạy ra đập cửa nhà dân.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xuất hiện ca tử vong thứ 2 do bệnh dại, bệnh nhân là anh N.V.B. (SN 1991, ngụ huyện Long Điền). Được biết, anh B. làm nghề giết mổ và bán quán nhậu thịt chó, mèo.

Cách đây 3 ngày, anh B. mệt, khó thở nên gia đình đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh dại. Sau đó, anh B. chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Tại đây, các bác sĩ đã lấy mẫu làm RT-PCR vi rút dại và bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh dại và được cho về nhà theo dõi vào ngày 18-12.

Đến sáng 19-12, anh B. lên cơn dại, gia đình đưa đến Bệnh viện Bà Rịa nhập viện điều trị tại Khoa Nhiễm trong tình trạng lơ mơ, kích thích, kích động mạnh, sùi bọt mép, khạc nhổ, run giật các cơ toàn thân. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng thuốc an thần.

Người dân thực hiện tiêm phòng cho chó, mèo
Người dân thực hiện tiêm phòng cho chó, mèo

Đến 11 giờ 20 phút, anh B. tiếp tục gặp các triệu chứng như trên, không đáp ứng thuốc an thần sau đó tím tái. Gia đình xin đưa bệnh nhân về, tuy nhiên anh B. đã tử vong ngay sau đó tại bệnh viện.

Trước đó, khoảng 3 giờ 46 phút ngày 19-12, trong lúc người nhà trông chừng chờ nhập viện, anh B. đã chạy ra khu vực phường Long Tâm, TP Bà Rịa và đập cửa nhà người dân. Người dân đã báo cho lực lượng an ninh trật tự cơ sở khống chế bàn giao trường hợp này lại cho Bệnh viện Bà Rịa và gia đình.

Ngành Y tế tỉnh đã hướng dẫn các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh theo dõi sức khỏe tuân thủ lịch tiêm vắc-xin đúng ngày. Cùng với đó, tổ chức phun khử khuẩn khu vực nhà ca bệnh, nơi nuôi nhốt chó, mèo bằng Cloramin B. Hướng dẫn vận động gia đình bệnh nhân thực hiện quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.

Như vậy, chưa đầy một tháng, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trước đó là bệnh nhân V.T.T.D., (SN 1971, ở phường Long Tâm, TP Bà Rịa), tử vong ngày 25-11. Cả hai ca này đều do chó, mèo cắn nhưng chủ quan, không tiêm vắc - xin hoặc huyết thanh kháng dại.

Ngành y tế khuyến cáo, khi đã lên cơn dại, 100% người bệnh sẽ từ vong. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng ngừa bệnh dại. Người nuôi chó, mèo cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Người dân khi bị chó, mèo cắn, cào phải đi tiêm vắc - xin phòng ngừa sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ; đồng thời cần phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng tại cơ sở y tế.

Theo Tin, ảnh: Ngọc Giang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.