(GLO)- Ông Hoàng Văn Hoan- Trạm trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện kiểm tra, thống kê diện tích bị bệnh khảm lá vi rút hại cây mỳ.
Qua kiểm tra thực tế đã phát hiện tại xã Ia Le có khoảng 4,6 ha mỳ của 3 hộ dân bị bệnh khảm lá vi rút gây hại cục bộ với tỷ lệ bệnh trên 90%. Nguyên nhân xuất hiện bệnh khảm lá vi rút là do người dân mở rộng diện tích trồng mỳ nhưng thiếu giống nên mua từ các xe tải bán giống mỳ trôi nổi dọc quốc lộ 14 có xuất xứ từ Tây Ninh. Cũng tại xã Ia Le còn xuất hiện 0,5 ha mỳ bị bệnh chổi rồng, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND xã động viên các gia đình nhổ bỏ và tiêu hủy chuyển sang trồng cây trồng khác.
Diện tích mỳ bị bệnh khảm lá do vi rút gây hại. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cũng theo ông Hoan, bệnh khảm lá vi rút hại mỳ là đối tượng dịch hại mới và nguy hiểm bởi sự lây lan nhanh, mức độ gây hại lớn… Vì vậy, để hạn chế sự lây lan, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đã hướng dẫn những hộ có diện tích mỳ nhiễm bệnh từ 70% trở lên nhổ bỏ, tiêu hủy nguồn bệnh; phun thuốc trừ bọ phấn trắng trên những diện tích mỳ bị nhiễm bệnh và khu vực xung quanh để ngăn chặn bọ phấn trắng di chuyển sang nơi khác truyền bệnh… Đặc biệt, kiên quyết không cho người dân sử dụng hom giống đã nhiễm bệnh khảm lá do vi rút gây hại trên cây mỳ…
Toàn tỉnh hiện có 3 huyện là Ia Pa, Krông Pa và Phú Thiện xuất hiện bệnh khảm lávi rút hại mỳ. UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 11/ CĐ-UBND gửi các đia huyện, thị xã, thành phố và các nhà máy chế biến tinh bột sắn đứng chân trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp hạn chế thấp nhất sự lây lan nguồn bệnh giảm thiệt hại cho sản xuất…
(GLO)- Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa cúc chất lượng cao cho người dân của huyện và các vùng lân cận, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện dự án ứng dụng công nghệ đèn Led trồng hoa cúc trong nhà lồng tại xã Hneng.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký Quyết định số 17/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022.
(GLO)- Ngày 2-2, tại cánh đồng Tung Đao, UBND xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã phát động làm thủy lợi đầu năm 2023. Dự lễ phát động có ông Siu Y Bé-Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo xã và đông đảo cán bộ, đảng viên, các ngành, đoàn thể cùng lực lượng đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn.
(GLO)- Đổi mới công nghệ chế biến để đa dạng hóa sản phẩm từ các loại cây ăn quả là mục tiêu các doanh nghiệp đang hướng đến nhằm nâng cao chuỗi giá trị một mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế rất lớn của Gia Lai.
(GLO)- Sau 3 tháng xuống giống, gần 2 ha cà rốt của gia đình ông Hồ Ngọc Anh (thôn 4, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã cho thu hoạch hơn 130 tấn củ, thu về hơn 400 triệu đồng. Ngay sau khi thu hoạch xong đợt 1 (vụ sớm), gia đình ông khẩn trương làm đất, rải phân bón lót, xuống giống cà rốt đợt 2 (vụ chính).
(GLO)- Để tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, nhiều nông hộ, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đang dần thay đổi phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, tuần hoàn và ứng dụng công nghệ cao.
(GLO)- Bước vào vụ thu hoạch năm nay, hàng trăm hộ nông dân ở Gia Lai tỏ ra lo lắng trước nguy cơ mất mùa điều. Nguyên nhân là thời điểm cây điều ra hoa thì gặp trời mưa và không khí lạnh bất thường khiến tỷ lệ đậu quả đạt thấp.
(GLO)- Gia Lai có thêm 4 mã số vùng trồng chuối An Thinh Khang Farm 1 (xã Ia Kênh, T.P Pleiku), Phuc Tin Farm 1 , 2, 3 (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) và 2 mã cơ sở đóng gói An Thinh Khang Farm 1 (xã Ia Kênh, T.P Pleiku), Phuc Tin Farm 1 (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chuối sang thị trường Trung Quốc.
(GLO)- Huyện Kbang đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm thực hiện một trong những tiêu chí khó là thu nhập của người dân.
(GLO)- Những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi trở lại làng Mor (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là một trong những ngôi làng phát triển cây cao su tiểu điền lớn nhất huyện Chư Păh, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai từ nhiều năm nay.
(GLO)- Toàn tỉnh hiện có hơn 98.700 ha cà phê, trong đó, khoảng 87.500 ha đang kinh doanh. Để vườn cây phát triển tốt, người dân đang tập trung tưới nước đợt một và cắt tỉa cành.
(GLO)- Công ty cổ phần kinh doanh Thuốc thú y Amavet vừa tặng 12.810 liều vắc xin phòng bệnh dại Biorabies (1 liều/1lọ), tương đương số tiền hơn 182 triệu đồng giúp một số địa phương tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi của người dân trong tỉnh.
(GLO)- Nhiều nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập trên cùng một diện tích và đưa các mặt hàng nông sản vươn ra thị trường quốc tế. Trong đó, một số người đã được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Gắn bó với nghề trồng cây cảnh từ năm 2005, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 4, xã Long Tân, huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đang trồng khoảng 4.000 gốc mai vàng, trong đó có 800 gốc mai phục vụ tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đáng chú ý, ông có 2 cây mai vàng trị giá khoảng 500 triệu đồng.
(GLO)- Sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã thuộc thị xã Ayun Pa xây dựng lộ trình cụ thể để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống người dân, phấn đấu đạt NTM nâng cao.
(GLO)- Trước tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng vào mùa khô và giá thuê nhân công cao, nhiều hộ dân ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây thuốc lá. Mô hình này cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với cách tưới truyền thống.
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả gắn với liên kết sản xuất, nhiều nông dân xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, ỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu.