Chư Pưh: Bí đỏ được giá, mất mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm nay giá bí đỏ ở huyện Chư Pưh được thương lái thu mua ổn định ở mức từ 6000-7000 đồng/kg, tuy nhiên do bí đỏ mất mùa nên dù bán giá cao gấp nhiều lần so với năm ngoái, người trồng vẫn lãi không nhiều.

Ảnh: Lê Trang
Ảnh: Lê Trang

Ông Đinh Công Vịnh, một người trồng bí đỏ có thâm niên ở thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh cho biết, thôn Hòa Sơn được xem là thôn trồng diện tích bí đỏ nhiều nhất ở huyện Chư Pưh. Bí trồng ở đây chất lượng rất ngon, dẻo, béo, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên những năm gần đây việc trồng bí đỏ của người dân trong thôn nói riêng và huyện Chư Pưh nói chung rất bấp bênh, được mùa thì mất giá, còn được giá lại mất mùa. Theo ông Vịnh, vụ bí đỏ năm nay mất mùa, giá bí lại cao, dao động từ 6.000 đồng đến 7.000 đồng/kg. Với giá hiện tại so với năm ngoái tăng gấp nhiêu lần, tuy nhiên hạch toán chi phí người trồng bí đỏ lãi không nhiều, thậm chí chỉ hòa vốn. “Vụ bí đỏ này năng suất trung bình chỉ đạt từ 6 tấn đến 7 tấn/ha (năm 2016 năng suất bí đạt 13 tấn đến 15 tấn/ha). Như gia đình tôi trồng 5 ha, năm ngoái thu được 70 tấn, năm nay cũng 5 ha bí nhưng gia đình tôi thu được gần 35 tấn, thấp hơn hơn năm ngoái một nửa. Nguyên nhân do thời tiết thất thường, mưa nhiều hơn mọi năm là điều kiện để sâu bệnh hại nhất là vi rút gây hại trên cây bí, làm cho bí  bị rụng quả non và ít trái, quả nhỏ-ông Vịnh chia sẻ.

Tương tự, ông Ksor Pek, thôn Plei Briêng, xã Ia Phang cũng đang thu hoạch 2 ha bí đỏ nhưng chỉ được 12 tấn, giảm nhiều so với năm ngoái. Dù ông bán với giá bí 6.000 đồng/kg, (tăng 4.500 đồng/kg so với năm ngoái), vẫn không lãi nhiều. Ông Ksor Pek cho biết: “Vụ bí năm nay tôi đầu tư giống, phân, thuốc BVTV, công lao động đều tăng từ 15-20%. Dù bán giá cao hơn năm ngoái, nhưng tính ra chỉ đủ lấy công làm lời”.

Ông Huỳnh Ngọc Nhi-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phang cho biết, vụ mùa 2017, toàn xã trồng 460 ha bí đỏ, tập trung chủ yếu ở thôn Hòa Sơn, Chư Bố II, Plei Briêng. Các giống bí bà con trồng là giống bí Hồ Lô, bí Thái và bí Én vàng. Đến nay, bà con nông dân trên địa bàn xã đang bước vào mùa thu hoạch được trên 50% diện tích, dự kiến vụ bí sẽ kết thúc khoảng 20-30 ngày nữa. Theo ông Nhi, nhìn chung vụ bí đỏ năm nay vui hơn năm ngoái vì bí được thu mua với mức giá khá cao (năm 2016 giá bí chỉ ở mức 1.000-1.500 đồng/kg, năm nay lên 6.000-7.000 đồng/kg). Tuy nhiên, trái với được giá thì năng suất bí lại thấp, chỉ đạt 6-7 tấn/ha, giảm gần nửa so năm ngoái.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Long Khánh-Phó phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Tổng diện tích bí đỏ trên địa bàn huyện là 80 ha, giá bí năm nay cao nhất trong 2 năm trở lại đây, tuy nhiên do thời tiết nên năng suất, sản lượng bí giảm. Để nông dân ổn định sản xuất cây bí, nhất là bí đỏ, trong thời gian tới cùng với việc hướng dẫn người dân kĩ thuật trồng và chăm sóc bí, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục mạnh công tác tuyên truyền tới bà con nông dân ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng bí. Bên cạnh đó, cũng khuyến cáo người dân chỉ trồng bí trong phạm vi diện tích quy hoạch chứ không nên trồng ồ ạt. Trồng phải chọn đất phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, để có thể giảm thiểu rủi ro, giúp người dân ổn định sản xuất.

Lê Trang
 

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null