Chư Prông: Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 9-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã và Hội LHPN xã Ia Lâu tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tu.

Tổ truyền thông gồm 10 thành viên, trong đó 3 người trong Ban điều hành. Các thành viên là những người có uy tín trong cộng đồng, có kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân. Tại lễ ra mắt, Hội LHPN huyện hỗ trợ Tổ truyền thông 3 triệu đồng để trang bị các thiết bị phục vụ cho hoạt động tuyên truyền. Đồng thời, các thành viên trong tổ được tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Hội LHPN huyện Chư Prông ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" điểm của huyện. Ảnh: Minh Châu

Hội LHPN huyện Chư Prông ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" điểm của huyện. Ảnh: Minh Châu

Cùng ngày, Hội LHPN huyện Ia Grai phối hợp cùng Hội LHPN xã Ia Chía tổ chức lễ ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tang gồm 10 thành viên, 3 người trong ban điều hành. Sau lễ ra mắt, các thành viên trong tổ được Hội LHPN huyện tập huấn các nội dung: kỹ năng lập kế hoạch truyền thông; các phương pháp, hình thức truyền thông; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với đặc điểm văn hóa, bản sắc dân tộc của địa phương.

Tổ truyền thông cộng đồng là một mô hình của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh thành lập được 364 Tổ truyền thông cộng đồng tại 42 xã đặc biệt khó khăn, 192 thôn đặc biệt khó khăn của các xã khu vực I, II.

Thành viên của tổ truyền thông thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình... góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Đồng thời, theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em gái, phản ánh với ban điều hành để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tiến hành bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Nguyễn Thị Hường (thôn An Thượng 2, xã Song An). Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.