Chư Prông: Dân bức xúc vì nền đường cao hơn nhà cả mét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Thi công nâng cấp quốc lộ 19 ngang qua địa phận thôn 4 (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông), đơn vị thi công đã đôn nền đường, xây hệ thống mương thoát nước cao từ 0,5 đến hơn 1 m. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thiệt hại kinh tế khiến người dân bức xúc.

Quốc lộ 19 đoạn qua thôn 4 (xã Thăng Hưng) có chiều dài khoảng 0,5 km đang được nâng cấp, sửa chữa. Tuy háo hức mong chờ việc nâng cấp sớm được hoàn thành để giúp việc đi lại, chuyên chở hàng hóa thuận tiện hơn, nhưng cũng khiến nhiều hộ dân bức xúc. Nguyên nhân là đơn vị thi công đã xây mương nước và sẽ nâng cốt đường lên cao ngất ngưởng, có đoạn hơn 1 m, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Anh Lê Văn Trí bày tỏ: “Đoạn quốc lộ 19 qua nhà tôi được đôn lên cao chừng 1 m. Khi họ xây dựng xong mương thoát, sân nhà tôi sụp xuống như cái hầm. Mỗi lần trời mưa, nước từ trên cao chảy về gây ngập sân. Có khi nước dâng cao tràn vào nhà. Thế là tôi phải bỏ hơn 10 triệu đồng mua 5 xe đất về đổ để đôn cao mặt sân, tránh ngập. Riêng ngôi nhà của người thân ở sát bên, nhiều lần bị ngập nửa nhà và bị mương nước che gần đến mái. Có hôm mưa to, không kịp chuyển, đồ đạc bị ngập trong nước. Một số thiết bị điện tử bị hư hại nặng. Thi công thì phải tính toán sao cho phù hợp, chứ như này thì ảnh hưởng đến cuộc sống bà con nhiều quá”.

Chư Prông: Dân bức xúc vì nền đường cao hơn nhà cả mét ảnh 1

Gia đình anh Lê Văn Trí mua đất đổ nền nâng sân lên cao cho bằng nền đường quốc lộ 19 để tránh ngập. Ảnh: Nguyễn Tú

Tương tự, chị Trần Thị Hải cũng bức xúc đối với việc thi công nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua thôn. “Cái nền đường này vốn đã cứng, có bị sụp lún gì đâu. Chả hiểu vì sao họ lại không để như thế mà nâng lên cao đến cả 1 m. Nếu họ thi công xong, nhà tôi sẽ thụp xuống còn nền đường lên cao hơn nửa nhà, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không đảm bảo an toàn giao thông. Chắc chắn gia đình tôi cũng sẽ thiệt hại về mặt kinh tế bởi nhà sụp hẳn xuống dưới mặt đường cả mét thì mấy khách muốn ghé mua. Mà muốn xây nhà cao lên thì không có tiền. Còn thời gian vừa rồi, đơn vị thi công làm cẩu thả khiến nước mưa xối vào nhà như lũ, gây ngập lụt. Mà có phải nước không đâu, bùn đỏ và rác tấp vào nhà, gia đình phải dọn rửa sặc sừ. Tôi đã nhiều lần kiến nghị với thôn để họ báo cấp trên có biện pháp xử lý, khắc phục mà chưa thấy động thái gì”-chị Hải bày tỏ.

Ông Nguyễn Phước Minh-Tổ trưởng thôn 4 xác nhận: “Mấy lần họp thôn, chúng tôi ghi nhận ý kiến của bà con về việc này. Họ kiến nghị cần có biện pháp xử lý vì thi công nâng cao nền đường quá sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, nguy cơ mất an toàn giao thông. Bà con cũng đề nghị đơn vị thi công xử lý tránh để nước ngập nhà dân hễ có mưa to. Chúng tôi đã báo với xã những kiến nghị của công dân trong thôn. Cách đây mấy hôm, mưa to, nước tràn vào nhà dân rồi ứ lại, chúng tôi phải vận động nhân dân trong thôn đi khơi mương thoát và yêu cầu đơn vị thi công mang máy ra làm cùng”.

Chư Prông: Dân bức xúc vì nền đường cao hơn nhà cả mét ảnh 2

Nhiều hộ dân ở thôn 4 (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) bức xúc vì nền đường quốc lộ 19 đôn lên cao ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Ảnh: Nguyễn Tú

Bà Bùi Thị Kim Thu-Phó Chủ tịch UBND xã Thăng Hưng thông tin: "Qua nắm thông tin việc thi công quốc lộ 19 ngang qua địa bàn quá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Chúng tôi cũng trao đổi với đơn vị chủ đầu tư để có giải pháp phù hợp khắc phục tồn tại, tránh ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhân dân và tuyên truyền bà con chấp hành chủ trương của nhà nước để việc thi công được triển khai đúng tiến độ".

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Tân-Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (thuộc Bộ Giao thông-Vận tải) cho biết: "Trước đây quốc lộ 19 ngang qua địa phận xã Thăng Hưng là cấp 4, 5 và nay được nâng cấp thành cấp 3 đồng bằng. Vì vậy, có nhiều đoạn phải nâng hoặc hạ nền đường lên, xuống cho đúng quy chuẩn của đường. Do đường nằm trên sườn dốc nên việc thiết kế, thi công phải có tính toán, xử lý cho phù hợp với thực tế. Đối với đoạn nâng cao lên, đơn vị thi công sẽ có làm khớp nối cho phù hợp, đảm bảo việc đi lại của người dân sau này. Đường sau khi thi công có rãnh thu nước nên cũng sẽ không xảy ra tình trạng ngập lụt".

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây nguyên trên quốc lộ 19 do Ban quản lý dự án 2 (thuộc Bộ Giao thông-Vận tải) làm chủ đầu tư. Dự án có chiều dài 143 km, từ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) qua Chư Prông, Mang Yang và thị xã An Khê đến Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Tổng mức đầu tư nâng cấp quốc lộ 19 khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỉ đồng). Thời gian thi công dự án từ tháng 8.2021, dự kiến hoàn thành năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Gần 89% dân số huyện Đak Đoa tham gia bảo hiểm y tế

Gần 89% dân số huyện Đak Đoa tham gia bảo hiểm y tế

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), kết thúc Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, trong tháng 5-2023, BHXH huyện phối hợp với các đơn vị liên quan đã vận động phát triển mới được 35 người tham gia BHXH tự nguyện và 2.093 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại: Nhu cầu từ thực tiễn

Đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại: Nhu cầu từ thực tiễn

(GLO)- Việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi sẽ thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại phù hợp với phong tục tập quán và quy mô sản xuất của địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các khu vực, vùng miền.

Đại biểu HĐND tỉnh tặng 50 suất quà cho thiếu nhi huyện Krông Pa

Đại biểu HĐND tỉnh tặng 50 suất quà cho thiếu nhi huyện Krông Pa

(GLO)- Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6), các đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông, bà: Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Tô Văn Chánh-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pa; Rcom Sa Duyên-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Trần Văn Lương-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Krông Pa đã trao tặng 50 suất quà cho các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa.
An Khê có 1.933 đối tượng được tiếp cận nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

An Khê có 1.933 đối tượng được tiếp cận nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

(GLO)-

Vừa qua, Đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc tại UBND thị xã An Khê về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách giai đoạn 2016-2022. 

Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng các phong trào thi đua

Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng các phong trào thi đua

(GLO)- Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh Gia Lai hiện có 56 Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với 3.189 đoàn viên. Nhiệm kỳ 2017-2023, CĐVC tỉnh đã đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động; góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Chư Sê lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Chư Sê lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Nhiều năm qua, huyện Chư Sê luôn đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN). Phong trào ngày càng lan tỏa rộng rãi, thu hút đông đảo người dân tham gia, giúp địa phương hoàn thành vượt chỉ tiêu hiến máu do Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh Gia Lai giao.
45 năm nhọc nhằn nuôi con nhiễm chất độc da cam

45 năm nhọc nhằn nuôi con nhiễm chất độc da cam

(GLO)- 45 năm qua, vợ chồng ông Lê Tấn Dũng (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) lặng lẽ chăm sóc người con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ngày nối ngày, ông bà lo toan từng miếng ăn, giấc ngủ cho người con trai nay đã ở tuổi 45 nhưng thể chất và trí tuệ chỉ như trẻ lên 2.
Niềm vui nước sạch về làng

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Những ngày này, người dân buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) rất vui mừng khi Dự án “Nước sạch vùng cao” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Có nguồn nước sạch, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô.