Chư Păh trao sinh kế giúp nông dân phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bằng việc hỗ trợ cây-con giống và tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, Hội Nông dân huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều hộ hội viên phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Năm 2022, gia đình chị Rơ Châm Nguên (làng Tơ Vơn 2, xã Ia Khươl) được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 4 con dê giống để phát triển kinh tế. Sau đó, chị được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc dê do Hội Nông dân xã tổ chức. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn dê của gia đình chị phát triển ổn định.

Chị cho hay: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Do thiếu đất sản xuất, hàng ngày, vợ chồng tôi phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Năm 2022, gia đình được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 4 con dê giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Đến nay, đàn dê của gia đình tăng lên 15 con. Vừa rồi, tôi bán 3 con để mua sắm các vật dụng cần thiết. Số dê còn lại tôi sẽ tiếp tục duy trì để nhân đàn và cố gắng vươn lên thoát nghèo”.

Chị Rơ Châm Nguên (làng Tơ Vơn 2, xã Ia Khươl) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: L.N

Chị Rơ Châm Nguên (làng Tơ Vơn 2, xã Ia Khươl) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: L.N

Tương tự, gia đình bà Rơ Châm Mep (cùng làng) cũng được hỗ trợ 2 cặp dê giống. “Năm nay, tôi gần 70 tuổi rồi, sức khỏe giảm sút nên không làm nương rẫy được. Nhờ sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện, đến nay, gia đình đã có 9 con dê. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của Hội Nông dân”-bà Mep bộc bạch.

Ông Phạm Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Khươl-cho biết: Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn hỗ trợ của cấp trên, Hội đã triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đến nay, Hội đã hỗ trợ 14 cặp heo giống cho 7 hộ, 20 con dê cho 5 hội viên và tổ chức tập huấn về công tác khuyến nông cho 300 hội viên.

Ngoài ra, Hội còn làm cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội với 6 tổ vay vốn cho 232 hội viên vay với tổng dư nợ hơn 9,2 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế và nhân rộng các mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn ủy thác 450 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, Hội Nông dân xã đã giải ngân cho 10 hội viên vay để triển khai dự án trồng, chăm sóc sầu riêng.

Tương tự, thời gian qua, nhiều hội viên nông dân xã Ia Nhin cũng nhận được sự hỗ trợ về cây-con giống và tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Hoàng Việt Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân xã-cho hay: Hội đã hỗ trợ 6 cặp heo giống cho 6 hội viên nghèo phát triển kinh tế và hỗ trợ 3.000 cây cà phê, 500 cây mắc ca, 1.000 cây bời lời cho hội viên. Ngoài ra, Hội còn triển khai chuỗi liên kết sản xuất cà phê 4C với hơn 500 hội viên tham gia, thành lập nông hội sầu riêng của xã.

“Các mô hình hỗ trợ sinh kế là động lực để các hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, Hội chỉ còn 13 hộ hội viên nghèo, cận nghèo. Năm 2024, Hội sẽ phấn đấu giảm 4-5 hộ hội viên nghèo”-ông Thắng thông tin.

Người dân xã Ia khươl phát triển chăn nuôi dê góp phần tăng thu nhập. Ảnh: L.N

Người dân xã Ia khươl phát triển chăn nuôi dê góp phần tăng thu nhập. Ảnh: L.N

Từ năm 2022 đến nay, Hội Nông dân các cấp huyện Chư Păh đã triển khai các mô hình sinh kế cho hội viên nghèo, khó khăn phát triển kinh tế như: tặng 34 con heo giống với tổng trị giá trên 54 triệu đồng cho 17 hội viên ở các xã: Ia Khươl, Hòa Phú, Ia Mơ Nông, Ia Nhin, Đăk Tơ Ver và thị trấn Ia Ly; tặng 62 con dê giống với tổng trị giá trên 186 triệu đồng cho 17 hội viên tại các xã: Hà Tây, Ia Khươl, Nghĩa Hòa; tặng 1 con bò trị giá 15 triệu đồng cho hội viên xã Phú Hòa; tặng 1.000 cây mắc ca và 2 tấn phân cho 20 hội viên xã Hà Tây; triển khai mô hình trồng ổi Đài Loan (65 cây ổi) trị giá 3 triệu đồng tại thị trấn Phú Hòa và hỗ trợ 8 hộ nuôi cá bằng lồng tại làng Kênh, Tum, Yut (xã Ia Phí)…

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong huyện còn phối hợp với các ngân hàng giải ngân cho bà con nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với hơn 307,3 tỷ đồng/4.629 hộ vay.

Trao đổi với P.V, ông Võ Xuân Bảo-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh-cho biết: Thông qua các phong trào và việc làm thiết thực, Hội Nông dân các cấp đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp hội viên phát triển kinh tế.

Thời gian đến, Hội Nông dân huyện tiếp tục nhân rộng các phong trào thi đua lao động sản xuất, đoàn kết giúp nhau thoát nghèo; đẩy mạnh phát triển quỹ hỗ trợ nông dân các cấp; phối hợp các ngân hàng giải quyết cho nông dân vay vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả; tiếp tục ký kết với các doanh nghiệp cung cấp vật tư, phân bón theo phương thức trả chậm cho hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất.

Phối hợp cơ quan chuyên môn mở các lớp dạy nghề và hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân; mở các lớp tập huấn, xây dựng mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường cho hội viên nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.