Chư Păh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với lợi thế sẵn có, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh-cho biết: Toàn huyện có 346 bộ cồng chiêng với 5.116 chiếc; 73 đội cồng chiêng, múa xoang; có 71 nhà rông và 3.584 nhà sàn. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ nhiều loại nhạc cụ dân tộc như đàn goong, t'rưng và 4 lễ hội truyền thống gồm: pơ thi, đâm trâu, mừng lúa mới, cúng giọt nước. Ngoài ra, bà con còn lưu giữ một số nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng...

Người dân xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Đ.T

Người dân xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Đ.T

“Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, từ nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, Phòng sẽ tiến hành sửa chữa, tu bổ nhà rông dành cho sinh hoạt cộng đồng tại một số làng của 2 xã Đak Tơ Ve và Ia Mơ Nông. Cùng với đó, sẽ thành lập câu lạc bộ cồng chiêng ở xã Ia Ka và mở các lớp truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng và xoang cho thanh-thiếu niên. Đồng thời, phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hỗ trợ 4 bộ chiêng cho các xã: Chư Đang Ya, Đak Tơ Ve, Hà Tây, Ia Ka; phối hợp với các cơ quan liên quan phục dựng lễ hội mừng lúa mới”-ông Đức thông tin.

Trong quá trình triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025, huyện đã chọn 3 làng gồm: Ia Gri (xã Chư Đang Ya), Kép (xã Ia Mơ Nông), Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây) để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng. Làng Ia Gri có các điểm du lịch như: núi lửa Chư Đang Ya, nhà thờ cổ HBâu, núi Chư Nâm nên việc khai thác giá trị du lịch được chính quyền địa phương và dân làng quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Nội-Chủ tịch UBND xã Chư Đang Ya-cho biết: Đến nay, làng Ia Gri đã có đội chiêng nam và đội xoang nữ phục vụ các lễ hội và du khách khi có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đã tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực làm du lịch cộng đồng và hỗ trợ trang phục biểu diễn cồng chiêng để xây dựng mô hình khởi nghiệp cho 100 người là cán bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, cán bộ thôn, làng và người dân.

“Thời gian tới, UBND xã sẽ lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư hạ tầng giao thông, sửa chữa thiết chế văn hóa của làng. Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư liên kết với người dân làm homestay; khuyến khích các hộ dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển du lịch cộng đồng”-Chủ tịch UBND xã Chư Đang Ya nói.

Tương tự, đồng bào Jrai ở làng Kép (xã Ia Mơ Nông) còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm nghề đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, biểu diễn cồng chiêng và thưởng thức ẩm thực. Đồng thời, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thác Công chúa.

Chị HUyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông, Tổ trưởng Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm làng Kép-cho hay: “Tổ có 12 thành viên. Chúng tôi luôn sẵn sàng hướng dẫn du khách trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của người dân nơi đây”.

Người dân làng Kép (xã Ia Mơ Nông) vẫn giữ tập quán làm nhà sàn truyền thống. Ảnh: Lê Nam

Người dân làng Kép (xã Ia Mơ Nông) vẫn giữ tập quán làm nhà sàn truyền thống. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Thanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-cho biết: Trong những năm qua, huyện đã từng bước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thường xuyên tổ chức các hội thi, liên hoan biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya; tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số… Cùng với đó, UBND huyện đã phê duyệt đề án thu hút đầu tư và phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh về con người, thiên nhiên và văn hóa đặc trưng của huyện đến với du khách gần xa.

“Thời gian đến, UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là thanh niên giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tiếp tục điều tra, sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục, nhạc cụ trong đời sống hàng ngày của người dân. Ngăn chặn tình trạng thất thoát, xâm hại các di sản văn hóa hiện có; sáng tạo những giá trị mới về văn học nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống. Đẩy mạnh các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế, phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp với giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới”-Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).