Chủ nhà hàng "kiêm" cầm đầu đường dây trộm cắp trâu, bò liên tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi trộm được hàng chục con trâu, bò của người dân, ổ nhóm trộm cắp liên tỉnh đã xẻ thịt ngay trong rừng sâu rồi cho thịt vào ba lô, mang về bán cho chủ nhà hàng ở Nghệ An, cũng là kẻ cầm đầu đường dây.

Ngày 19-2, tin từ Công an huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lương Văn Òn (SN1988), Lô Văn Mười (SN 1978), Lương Văn Cường (SN 1978), Lương Văn Tùng (SN 1980; cùng ngụ xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An); Lê Khắc Thành (SN 1970; ngụ thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong) về hành vi "Trộm cắp tài sản".
 

 5 kẻ trộm trâu liên tỉnh bị Công an huyện Thường Xuân bắt giữ
5 kẻ trộm trâu liên tỉnh bị Công an huyện Thường Xuân bắt giữ


Theo Công an huyện Thường Xuân, trong thời gian từ tháng 7-2020 đến tháng 1-2021, Công an xã Yên Nhân (huyện Thường Xuân) liên tục nhận được tin báo của người dân về việc bị mất trộm trâu, bò thả trong rừng. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng đêm tối, khu vực đồi, núi, vắng người qua lại để câu nhử trâu, bò vào khu vực vắng vẻ, sau đó giết và xẻ lấy thịt.

Công an huyện Thường Xuân đã nhanh chóng lập Chuyên án 121T, chỉ đạo các lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, làm rõ. Sau nhiều ngày đêm luồn rừng theo dấu vết để lại, công an đã xác định được ổ nhóm gây ra hàng loạt vụ trộm cắp trâu, bò trên.

Cụ thể, tối 3-2, ổ nhóm trên nhử 1 con trâu (trị giá gần 30 triệu đồng) của một hộ dân xã Yên Nhân vào sâu trong rừng và giết thịt. Sau khi xẻo hết thịt, nhóm này cho vào 4 chiếc ba lô và lên xe máy trở về điểm tập kết tại xã Quang Phong.

 

Công an huyện Thường Xuân thu thập chứng cứ trong rừng
Công an huyện Thường Xuân thu thập chứng cứ trong rừng


Công an huyện Thường Xuân nhanh chóng phối hợp với Công an huyện Quế Phong bắt giữ ổ nhóm trên. Khám xét nơi ở, công an thu giữ 3 xe máy, 1 rìu, 4 con dao, 3 đoạn dây cáp kim loại, 4 ba lô đang đựng gần 100 kg thịt trâu (tang vật trộm cắp chưa kịp tiêu thụ).

Tại cơ quan công an, ổ nhóm trộm trâu, bò liên tỉnh khai nhận Lê Khắc Thành chính là kẻ cầm đầu. Lợi dụng nhà mình bán hàng ăn nhậu, Thành đã câu kết với 4 người còn lại đi trộm cắp trâu, bò, sau đó xẻ thịt mang về bán cho mình, với giá 100.000 đồng/1 kg.

Ổ nhóm này chuẩn bị đồ nghề rồi giả làm những người đi rừng, thường xuyên tìm kiếm những con trâu, bò được người dân thả trong rừng. Chúng dùng muối để nhử trâu bò vào những khu vực hẻo lánh, sâu trong rừng, giết và dùng dao xẻ thịt cho vào ba lô mang về bán cho Thành. Riêng phần xương, da, nội tạng… chúng bỏ lại trong rừng.

 

Tang vật liên quan tới vụ án
Tang vật liên quan tới vụ án


Với thủ đoạn trên, nhóm này đã gây ra 33 vụ trộm cắp trâu, bò (33 con trâu, bò) trên địa bàn xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân (13 vụ) và huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (20 vụ).

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Thường Xuân tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Tuấn Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.