Chi phí logistics cao làm mất sức cạnh tranh của nông sản Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9.7, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức hội thảo trực tuyến về chủ đề: giải pháp cắt giảm chi phí logistics nhằm tối ưu chuỗi giá trị nông sản Việt.

Sản phẩm gạo hiện có chi phí logistics cao nhất với 29,8% giá thành sản xuất Ảnh: Gia Khiêm
Sản phẩm gạo hiện có chi phí logistics cao nhất với 29,8% giá thành sản xuất. Ảnh: Gia Khiêm

Tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics VN (VLA), cho rằng nông sản đang phải gánh chi phí logistics ở mức cao nên rất khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước khác. Theo khảo sát của VLA, chi phí logistics của sản phẩm hải sản thấp nhất cũng chiếm 12,1% giá thành sản xuất; rau quả chiếm tới 29,5%; sản phẩm gạo hiện có chi phí logistics cao nhất với 29,8% giá thành sản xuất.


Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú, bày tỏ chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản. Ông Quang dẫn chứng, cung đường vận chuyển nông sản từ TP.HCM đi các cửa khẩu phía bắc để xuất khẩu đi qua quá nhiều trạm thu phí cũng góp phần đẩy giá lên cao, đây là điều hết sức vô lý. “Một container tôm từ TP.HCM đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng, trong khi đó Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc nhưng chi phí chỉ bằng một nửa”, ông Quang nói.

Còn ông Lê Đức Huy, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2.9 (Đắk Lắk), nhìn nhận các doanh nghiệp mua nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian cũng là nguyên nhân đẩy chi phí logistics lên quá cao. Trong ngành cà phê, doanh nghiệp của ông Huy hiện chỉ mua trực tiếp được 30% sản lượng cà phê, còn lại 70% phải mua qua trung gian. Theo tính toán, chi phí logistics cà phê từ nông dân cho đến nhà sản xuất và ra cảng TP.HCM hiện nay là 15 USD/tấn, cao gấp đôi chi phí vận chuyển hàng từ TP.HCM đi Nhật Bản chỉ có 7,5 USD/tấn.

Ông Nguyễn Duy Minh cho rằng để tháo gỡ điểm nghẽn chi phí logistics trong tiêu thụ và xuất khẩu nông sản thì cần thiết phải hình thành các trung tâm logistics hiện đại. Hiện nay, Chính phủ đã nhìn rõ vai trò của ngành dịch vụ logistics nên về thể chế đã có nhiều quyết định cũng như kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến phát triển ngành này.

 

Theo Hoàng Phan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).