Ché quý của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.

1. Bà Ksor H'Đút (buôn Chờ Tung, xã Ia Hdreh) cẩn thận vần chiếc ché từ vách nhà về phía 2 nia cơm đã trộn men chuẩn bị ủ rượu. Vóc dáng của bà trông nhỏ bé hơn cả chiếc ché quý. Đối với người Jrai, một chiếc ché có thể rất quý, nhưng trước hết, nó phải có công năng sử dụng tốt. Chỉ vào những chiếc ché lớn, nhỏ đủ kích cỡ xếp sát vách nhà, bà H'Đút cho biết, bà chọn chiếc ché quý để ủ rượu vì gia đình sắp có việc lớn phải cúng Yàng. “Rượu ủ trong những chiếc ché quý thường có hương vị thơm ngon, nhưng cũng đòi hỏi tay nghề cao hơn. Nếu không có kinh nghiệm, rượu ủ dễ bị chua so với những loại ché thông thường”-bà H'Đút nói.

Bà Ksor H'Đút (buôn Chờ Tung, xã Ia Hdreh) ủ rượu cần trong chiếc ché quý của gia đình. Ảnh: M.C

Bà Ksor H'Đút (buôn Chờ Tung, xã Ia Hdreh) ủ rượu cần trong chiếc ché quý của gia đình. Ảnh: M.C

Không chỉ có hàng ché xếp sát vách, ở giữa ngôi nhà bà H'Đút còn có hàng chục chiếc ché quý khác. Nữ chủ nhà cho biết, ché được truyền từ đời này sang đời khác, đến thế hệ của bà không biết đã là đời thứ mấy. Tuy nhiên, bà nghe cha kể lại rằng, xưa kia, chỉ những chủ làng hoặc những người giàu có mới có khả năng đổi nhiều trâu bò để lấy những chiếc ché quý như vậy. Ngoài công năng sử dụng, bà xem những chiếc ché là sợi dây kết nối với truyền thống văn hóa của gia đình, nhắc nhớ cho thế hệ con cháu hiểu về quá khứ giàu có của cha ông mình.

Theo bà H'Đút, mỗi chiếc ché đều có linh hồn. Bà lý giải: “Năm nào, mình cũng chọn vài chiếc ché để ủ rượu. Mỗi chiếc ché lại có hương vị rượu cần khác nhau. Có những chiếc rất đẹp, rất quý nhưng ủ rượu lần nào cũng bị chua nên mình lấy khăn bịt miệng ché cất trong phòng. Có lẽ lúc ông bà đưa về đã không rước được hồn ché về cùng”.

2. Không đơn thuần chỉ là vật dùng để ủ rượu, những chiếc ché còn là minh chứng thể hiện một phần đời sống văn hóa, tinh thần của người Jrai. Già làng Ksor Bliếp (buôn Ji, xã Krông Năng) cho rằng, ché quý còn là vật thiêng, biểu hiện cho quyền lực của già làng trong xã hội ngày trước. Gia đình già Bliếp lưu giữ hơn 20 chiếc ché quý, chủ yếu là loại có kích cỡ khá lớn. Đây đều là tài sản của già làng Ksor Bang-cha vợ ông Bliếp để lại. Ông Bliếp kể: “Cha vợ mình là già làng uy tín và giàu có ở vùng đất này. Xưa kia, các gia đình chỉ nuôi vài con bò, nhà nghèo phải đi chăn bò thuê, trong khi cha vợ mình nuôi đàn bò hàng trăm con. Ông sẵn sàng đổi vài chục con bò để lấy 1 chiếc ché. Vì ông có nhiều ché quý nên bà con trong vùng rất nể trọng. Mình nhớ lễ cúng bến nước, bỏ mả hay lễ cưới, mừng thọ, trưởng thành… cha vợ mình làm chủ lễ, cắm cần rượu vào những chiếc ché quý, không khí lập tức trở nên linh thiêng. Đó là lúc con người cảm thấy mình được sống trong một thế giới khác”.

Chiếc ché gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai ở Krông Pa. Ảnh: Minh Châu

Chiếc ché gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai ở Krông Pa. Ảnh: Minh Châu

Dẫn chúng tôi tham quan ngôi nhà dài của gia đình, già làng Bliếp giới thiệu ở gian cuối có 1 dãy 5 chiếc ché quý, chiếc nào cũng được bịt khăn lên miệng và đan một khung đỡ bằng mây tre bền chắc. Già Bliếp giới thiệu giá trị từng chiếc theo thứ tự tăng dần, từ chiếc đổi bằng 5 con bò cho đến chiếc đổi bằng cả 1 đàn bò. Những chiếc ché quý nhất được cất riêng trong một căn phòng đặc biệt giữa nhà. Theo ông, đó là những chiếc ché linh thiêng, hiếm khi sử dụng.

Một nhà nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên cho rằng, căn phòng chung trong ngôi nhà dài giống như “nhà rông” của làng, mang tất cả sự thiêng liêng, lưu giữ những đồ vật quý giá. Đó cũng chính là nơi gia đình già làng Bliếp hay bà H'Đút cất giữ những chiếc ché quý. Ông Kpă Pual-người nhiều năm nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết và văn hóa Jrai ở vùng đất này-cho biết: Trước đây, khi đưa ché quý về nhà, người Jrai thường làm lễ cúng hồn ché, nhưng nay ít dần. Ngày nay, người Jrai cũng không đổi nhiều trâu bò để lấy ché quý như trước. Dẫu vậy, những chiếc ché cổ, ché quý vẫn là một biểu tượng trong văn hóa, gắn bó bền chặt với đời sống tinh thần của bà con.

Từ chiếc ché quý có thể đưa đến một hành trình khám phá đời sống văn hóa sâu thẳm, phong phú của người Jrai ở vùng hạ du sông Ba này. Chiếc ché đã trở thành linh hồn với tất cả sự gần gũi và linh thiêng trong đời sống thường nhật, trong tín ngưỡng, tâm linh của người Jrai từ ngàn đời nay.

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).