Cây nhàu giảm đau, hạ huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả.

Rễ nhàu chữa tăng huyết áp, nhức mỏi chân tay; Lá nhàu (tươi) dùng ngoài giã nhuyễn đắp làm lành vết thương, giảm đau khớp; Quả nhàu chín ăn giúp tiêu hóa tốt, điều kinh, hạ áp. Quả già nướng chín chữa ho, tiêu chảy, bệnh tiểu đường…

 

Lá nhàu tươi, quả nhàu chín, vỏ cây, rễ nhàu đều là vị thuốc chữa bệnh.
Lá nhàu tươi, quả nhàu chín, vỏ cây, rễ nhàu đều là vị thuốc chữa bệnh.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày, cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng hạ đường huyết.

Để làm thuốc, đông y sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô dùng dần. Rễ nhàu thái (bào) ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng nhạt… Dược liệu có vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bài 1: rễ nhàu (khô) 30g hãm hoặc sắc uống mỗi ngày; 10-15ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 1 tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 - 12g hoặc 6-8g. Công dụng trị tăng huyết áp, có thể nấu thành cao lỏng để dùng dần.

Bài 2: rễ nhàu (khô) 40g, thiên môn 20g, bách bộ 20g. Sắc uống. Công dụng trị ho ra máu.

Bài 3: quả nhàu chín 1kg (rửa sạch), rượu trắng 40 độ 300ml. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (cả hạt), sau đó cho vào lọ thủy tinh, thêm 200g đường cát, đậy kín, ủ 5-7 ngày, mở ra cho 1.200ml rượu trắng vào trộn đều. Lọc, ép lấy nước cốt nhàu để dùng dần. Mỗi ngày uống 5ml, sau bữa ăn, ngày 2-3 lần. Công dụng trị bệnh gút, tăng huyết áp, mất ngủ, đại tiện táo, đau lưng, nhức mỏi chân tay, rối loạn kinh nguyệt, khí hư (nếu không uống được rượu thì có thể pha loãng với nước ấm).

Bài 4: rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Sắc uống trong ngày, uống ấm. Công dụng chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu

Bài 5: rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g; thổ phục linh 8g; vỏ bưởi 6g; gừng sống 3 lát. Sắc uống trong ngày. Uống ấm. Công dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp

Bài 6: rễ nhàu 100g, thái nhỏ hoặc tán bột thô, ngâm trong 1.500ml rượu trắng 35 độ, sau 4-6 tuần. Để lắng, lọc bỏ cặn, lấy dịch ngâm. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn.Công dụng trị đau lưng, đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoại biên.

Bài 7: quả nhàu chín: 3-5 quả ăn với muối. Công dụng trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh.

Bài 8: Quả nhàu chín bẻ đôi thoa lên vết thương, sau đó bỏ hạt, giã nát, đắp vào chỗ đau băng lại, ngày 2 lần. Công dụng trị chấn thương phần mềm (bong gân, tụ huyết, sưng đau).

Bài 9: Lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g, sắc uống. Công dụng trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt. Hoặc dùng quả nhàu già, nướng chín 3-5 quả ăn.

DS. Mai Thu Thủy/SKDS

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai ưu đãi dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai ưu đãi dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), đơn vị có chương trình ưu đãi dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thương binh, bệnh binh, cựu quân nhân, quân nhân đã và đang làm việc trong Quân đội.

Hội thảo đánh giá can thiệp điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại Gia Lai

Hội thảo đánh giá can thiệp điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 27-11, tại TP. Pleiku, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá hoạt động can thiệp điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại cộng đồng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tại tỉnh Gia Lai. Hội thảo có sự đồng hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF).