Cảnh giác với thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) vừa có công văn thông báo các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, thủ đoạn đầu tiên là lừa đảo thông qua mua bán, chuyển nhượng sinh vật cảnh (chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh...). Cụ thể, gần đây, ở nhiều tỉnh, thành nổi lên tình trạng mua bán, chuyển nhượng cây lan đột biến với nhiều giao dịch, chuyển nhượng diễn ra công khai với số tiền hàng trăm tỷ đồng được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, gây sự chú ý của dư luận, truyền thông, kéo theo nhiều người lao vào đầu tư, mua bán lan đột biến.
Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều thủ đoạn tinh vi như: dùng cây lan thường lừa người mua với giá của cây lan đột biến; tách cây lan đột biến gắn vào cây lan thường bằng băng keo và chiếm đoạt tiền của người mua... Các hoạt động mua bán, giao dịch lan đột biến diễn ra tự phát, không có kiểm soát từ cơ quan chức năng, có nguy cơ biến tướng thành hoạt động đa cấp hoặc rửa tiền do không có đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về chất lượng của lan đột biến nên dễ phát sinh lừa đảo, tranh chấp sau giao dịch. 
Ảnh minh họa: Internet
Một nhóm đối tượng dùng thủ đoạn mua bán lan đột biến để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị Công an huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình phát hiện, bắt giữ. Ảnh: Internet
Một thủ đoạn lừa đảo khác là thông qua giao dịch, chuyển nhượng kim khí, đá quý, xương động vật quý (vàng bạc, kim cương, đá thiên thạch, ngà voi, cao hổ...). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân, các đối tượng dàn cảnh để tạo lòng tin, sau đó lừa nạn nhân chuyển tiền cọc, chi phí phát sinh để chiếm đoạt. Nhiều vụ lừa đảo với số tiền rất lớn (lừa đảo mua bán thiên thạch với giá 45 triệu USD tại Trà Vinh; vụ lừa đảo mua bán thiên thạch với giá 900 triệu đồng tại Lâm Đồng...) hoặc lừa tráo kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên để chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, các đối tượng còn dùng thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, các đối tượng dùng thủ đoạn xây dựng các website tạo thành các sàn giao dịch tài chính, sàn thương mại điện tử, sàn chứng khoán quốc tế (Binomo, Plus500+, Bigbuy24h, Forex, Coolcat, PC-Home...) kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp có hưởng hoa hồng, giới thiệu và hưởng lợi tiền đầu tư dựa trên chính sách khuyến mãi, chiết khấu...
Người đầu tư đóng tiền vào hệ thống bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền ảo trong hệ thống. Khi người tham gia đạt một số lượng nhất định, các đối tượng sẽ cho "sập sàn" hoặc cho máy chạy tự động giao dịch để chiếm đoạt số tiền nộp vào hệ thống của người chơi.
Ngoài ra, các đối tượng còn lừa đảo thông qua môi giới, đầu tư, mua bán bất động sản. Các đối tượng tạo ra các đợt sốt bất động sản ảo, thu hút người đầu tư, sau đó sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: lừa đảo chiếm dụng tiền đặt cọc; một lô đất bán cho nhiều người; làm giả, đánh tráo sổ đỏ; mạo danh chính quyền, chủ đầu tư uy tín để lập các dự án "ma" lừa bán; giả danh ngân hàng thanh lý nhà đất để chiếm đoạt tài sản...
LÊ HÀ

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.