Cảnh giác lợi dụng hoạt động đầu tư chứng khoán để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 1818/PA05 về thủ đoạn lừa đảo của tội phạm liên quan phương thức hoạt động sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tình trạng các đối tượng lợi dụng hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Thông báo của Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.D
Thông báo của Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.D

Theo đó, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng công nghệ VOIP gọi điện đến bị hại tự xưng là nhân viên của các công ty chứng khoán có uy tín, mời tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội, các khóa học đầu tư chứng khoán và hứa hẹn sẽ tặng một bộ giáo trình đầu tư, đồng thời các đối tượng đề nghị được kết bạn qua ứng dụng Zalo để trao đổi và gửi nội dung giáo trình. Tiếp đó các đối tượng tiếp tục giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, được mua các mã cổ phiếu trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam với giá thấp hơn nhiều giá trị đang giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, để nhận được ưu đãi này đối tượng hướng dẫn bị hại đăng ký vào các website, ứng dụng (app) trên thiết bị di động thông qua các đường link mà chúng cung cấp (các website và ứng dụng này có tên giống với tên một số công ty, quỹ đầu tư có danh tiếng và uy tín trên thị trường chứng khoán).

Khi bị hại đăng ký và cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng tại các website, app trên thiết bị di động, các đối tượng tiếp tục yêu cầu bị hại tham gia vào các nhóm đầu tư trực tuyến (đa số là trên nền tảng ứng dụng telegram). Để tạo lòng tin, các đối tượng cho bị hại xem các giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận thành lập quỹ đầu tư, giấy phép kinh doanh hoạt động... tài khoản ngân hàng cũng mang tên công ty, quỹ đầu tư. Mặt khác, các đối tượng cũng cam kết với bị hại khi đầu tư sẽ hưởng lợi nhuận cao, an toàn, có thể rút vốn bất cứ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian, nếu đầu tư thua lỗ sẽ đền bù thiệt hại. Đối tượng lừa đảo cũng cam kết nếu bị hại mua các mã cổ phiếu thông qua các app, website của các đối tượng sẽ được ưu đãi mua thấp hơn 15%-30% so với giá đang giao dịch trên các sàn chứng khoán.

Khi tin tưởng tham gia, bước đầu các đối tượng cho bị hại rút tiền với số tiền nhỏ và tìm cách dẫn dụ để bị hại tiếp tục chuyển thêm tiền tham gia đầu tư. Bằng nhiều thủ đoạn gian dối, tạo các giao dịch ảo trên website, app để thể hiện tài khoản giao dịch của bị hại liên tục có lợi nhuận gấp nhiều lần số tiền đã nạp, tuy nhiên khi muốn rút tiền chúng đưa ra nhiều lý do như: nộp sai nội dung chuyển khoản, chưa đủ hạn mức đối ứng của quỹ đầu tư, nộp các khoản thuế, phí rút tiền, phí nâng cấp tài khoản VIP…

Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Ảnh: T.D
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Ảnh: T.D

Các đối tượng lừa đảo còn lập ra các tài khoản khách hàng giả tham gia cùng nhóm với bị hại để tương tác, khoe lợi nhuận cao, tỏ ra chia sẻ, giúp đỡ bị hại để tạo lòng tin và kích thích lòng tham của bị hại. Nhiều bị hại do đã chuyển số tiền lớn nên dễ bị thao túng tâm lý và phải chuyển thêm tiền với hi vọng lấy lại được số tiền đã nộp trước đó. Đến lúc bị hại không còn khả năng chuyển tiền, các đối tượng sẽ vô hiệu hóa tài khoản, khóa đăng nhập nhằm chiếm đoạt số tiền bị hại đã nạp vào tài khoản. Nếu bị hại phát hiện bị lừa đảo thì các đối tượng lập tức cắt liên lạc, xoá tài khoản của bị hại ra khỏi các hội nhóm đã tham gia lúc trước. Dù đây không phải là hình thức lừa đảo mới nhưng trên thực tế rất nhiều người dân vẫn vướng vào những chiêu trò của các đối tượng lừa đảo này. Lý do là những website, app cũ bị các cơ quan chức năng xử lý vô hiệu hoá thì xuất hiện website, app mới với những thủ đoạn tinh vi hơn để dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia.

Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai cũng đề nghị người dân liên hệ trụ sở của đơn vị tại số 80 Nguyễn Văn Trỗi (TP. Pleiku) để phối hợp, xử lý nếu phát hiện các đối tượng với các thủ đoạn như trên.

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.