Cảnh báo tình trạng lạm dụng corticoid

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tự ý điều trị bệnh tại nhà, đặc biệt là bệnh cúm và xương khớp, khiến không ít bệnh nhân bị nhiễm độc corticoid. 

Theo TTXVN, các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm, sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao. Ngày 3-1, bệnh nhân được ra viện.
 

Bệnh nhân ngừng can thiệp ECMO và thở máy sau 50 ngày. Ảnh nguồn Hà Nội Mới
Bệnh nhân ngừng can thiệp ECMO và thở máy sau 50 ngày. Ảnh nguồn Hà Nội Mới


Trước đó, bệnh nhân nữ (37 tuổi, ở Hà Nội) bị nhiễm cúm từ ngày 27-10 với biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt và corticoid (medrol 16mg/ngày). Ba ngày sau, tình trạng không cải thiện, sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy sau đó thở máy.         

Các bác sĩ cho biết, khi vào Trung tâm, tình trạng bệnh nhân rất nặng nề, sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, oxy máu giảm rất thấp, X-quang phổi mờ trắng xóa cả hai bên phế trường, test nhanh Cúm B dương tính. Điều đặc biệt là mặc dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng còn 0.750 G/L (bình thường 4.0-10.0 G/L). Xét nghiệm PCR dịch phế quản cho thấy, bệnh nhân mắc Cúm B kèm bội nhiễm tụ cầu vàng.

Corticoid là thuốc chống viêm nhưng có tác dụng phụ là giảm sức chống đỡ của cơ thể. Việc lạm dụng thuốc này ở các bệnh nhân nhiễm virus làm tăng nguy cơ bội nhiễm đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc.        

Theo Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, lạm dụng thuốc corticoid kê đơn cho bệnh nhân là một tình trạng phổ biến xảy ra trên khá nhiều các quầy thuốc, nhà thuốc. Sử dụng corticoid liều cao liên tục quá 15 ngày, hoặc đang dùng mà ngừng thuốc đột ngột có thể gây tình trạng suy tuyến thượng thận cấp tính. Một số triệu chứng thường thấy khi lạm dụng corticoid quá liều gây ra chứng tăng nhãn áp, giảm trí nhớ, làm thay đổi hành vi, mê sảng; Tích nước gây phù mặt, phù chi dưới; tăng huyết áp; tăng tích mỡ ở bụng, sau gáy; loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch…

Tình trạng tự ý mua thuốc điều trị bệnh vẫn còn diễn ra rất nhiều trong người dân, đặc biệt là trong điều trị Covid-19, các bệnh cúm, xương khớp hay điều trị da liễu. Chia sẻ với VOV, bác sĩ Nguyễn Phương Mai-Bệnh viện Hammersmith-Vương quốc Anh khuyến cáo người bệnh không nên tự dùng coritcoid tại nhà. Bởi những trường hợp bệnh nhân đã phải dùng đến thuốc corticoid là nồng độ oxy máu đã xuống thấp. Khi đó, người bệnh cần được nhập viện vì còn cần nhiều biện pháp theo dõi và sử dụng thuốc khác chỉ dùng được ở viện, hoặc có các biến chứng chỉ chẩn đoán hoặc điều trị được ở viện. Trong trường hợp bất khả kháng, khi các bệnh viện quá tải mới cho bệnh nhân dùng corticoid và thở oxy tại nhà, tuy nhiên điều đó rất nguy hiểm.

PHƯƠNG VI (theo TTXVN, VOV, vinmec.vn)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.