Cảnh báo thủ đoạn rửa tiền của người nước ngoài tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Công an đã tiếp nhận, giải quyết nhiều tin báo tội phạm của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trên địa bàn TP HCM về giao dịch liên quan đến các tài khoản do đối tượng người nước ngoài mở tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 7509 NHNN-TTGSNH cảnh báo và yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (TCTD) phòng ngừa, phát hiện các hành vi, thủ đoạn và phương thức có dấu hiệu rủi ro cao về rửa tiền.

Theo NHNN, qua thông tin cung cấp từ cơ quan công an về việc tiếp nhận, giải quyết nhiều tin báo tội phạm của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trên địa bàn TP HCM về giao dịch liên quan đến các tài khoản do đối tượng người nước ngoài mở tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam.

Cụ thể, về hành vi, đối tượng người nước ngoài sử dụng hộ chiếu nước ngoài, thị thực Việt Nam, địa chỉ cư trú tại Việt Nam để mở tài khoản khách hàng cá nhân, có mã tiền tệ giao dịch Việt Nam đồng (VND) tại phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng tại Việt Nam. Các tài khoản này phát sinh giao dịch tiền chuyển đến. Sau đó, các đối tượng đến liên hệ với phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng để rút hết số tiền này bằng tiền mặt (VND) một lần hoặc nhiều lần.

Về đối tượng, quá trình đăng ký mở tài khoản khách hàng cá nhân, các đối tượng sử dụng hộ chiếu nước ngoài có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa, dán đè hình ảnh của đối tượng lên hộ chiếu; giả mạo chữ ký, con dấu của cơ quan cấp thị thực của Việt Nam. Xác minh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không có thông tin về cấp thị thực, thông tin xuất, nhập cảnh vào Việt Nam. Xác minh tại cơ quan đăng ký cư trú, đối tượng không cư trú tại địa chỉ được sử dụng để mở tài khoản. Thông tin quốc tịch của các đối tượng liên quan đến một số quốc gia châu Phi như: Kingdom of Lesotho, Malawi, Ghana,...

Nguồn tiền chuyển đến tài khoản của đối tượng mở tại Việt Nam có nguồn gốc từ các ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng tại Việt Nam là đơn vị trung gian trong việc giao dịch chuyển - rút tiền của các đối tượng. Nguồn tiền này có thể được các ngân hàng nước ngoài phát hiện liên quan đến tội phạm xảy ra ở nước ngoài, sau đó thông báo cho ngân hàng tại Việt Nam phong tỏa, hoàn trả. Hoặc được các ngân hàng tại Việt Nam thông qua các nghiệp vụ ngân hàng xét thấy có dấu hiệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ, chủ động ngăn chặn, thông báo cho các cơ quan chức năng.

Nhằm kịp thời có các biện pháp ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi có rủi ro cao về rửa tiền, NHNN yêu cầu các TCTD khi phát hiện các dấu hiệu nêu trên cần báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền kèm theo thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan (cơ quan công an quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố trên địa bàn), đồng thời báo cáo NHNN (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) việc thực hiện này.

Theo Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null