Cảnh báo chấn thương mắt do tai nạn lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (18 và 19-9), Bệnh viện Mắt quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tiếp nhận 2 ca cấp cứu chấn thương mắt do tai nạn lao động. Trước đó, đơn vị cũng từng tiếp nhận nhiều ca tương tự với các chấn thương mắt phức tạp, nguy hiểm.

Nhớ lại tai nạn xảy ra với mình, anh Nguyễn Anh Sơn (SN 1991, thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết: Tôi làm thợ mộc, trong lúc sử dụng súng hơi bắn đinh vào gỗ thì bị vật sắc nhọn bắn ngược vào mắt. Qua cấp cứu, mắt tôi đã đỡ hơn nhiều nhưng thị lực vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, vẫn đang được các bác sĩ theo dõi, điều trị.

Dị vật được lấy ra từ mắt của bệnh nhân Nguyễn Anh Sơn. Ảnh Bệnh viện cung cấp

Dị vật được lấy ra từ mắt của bệnh nhân Nguyễn Anh Sơn. Ảnh Bệnh viện cung cấp

“Nhiều năm làm nghề mộc do không gặp sự cố gì nên tôi chủ quan không mang bảo hộ lao động bảo vệ mắt trong quá trình làm việc dẫn đến chấn thương mắt. Đây là bài học kinh nghiệm cho bản thân, sau này tôi sẽ cẩn thận hơn”- anh Sơn nói.

Theo các bác sĩ điều trị, anh Sơn bị chấn thương mắt trái, dị vật giác mạc sâu, vỡ thủy tinh thể, chấn thương xuyên thủng nhãn cầu. Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, ê kíp y, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu lấy dị vật giác mạc, lấy thủy tinh thể, khâu bảo tồn, đặt IOL (thủy tinh thể nhân tạo) thì 2. Qua điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục theo dõi.

Còn anh Đặng Hữu Hoà (SN 1972, thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) trong quá trình sạc bình ắc quy không may xảy ra tai nạn nổ bình ắc quy khiến mắt phải của anh bị bỏng hóa chất do axit độ III; xuất huyết tiền phòng độ III; chấn thương đụng giập nhãn cầu; xuất huyết dịch kính (hiện tượng máu chảy vào khoang chứa dịch kính của mắt, khi đó máu hòa chung với dịch kính, nếu không được phát hiện, điều trị đúng phác đồ khi bị xuất huyết dịch kính, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng dấu hiệu ruồi bay trước mắt, thấy màu hồng và thị lực giảm đi nhanh chóng), tiên lượng rất nặng.

Theo anh Hòa, sự chủ quan trong quá trình lao động là một trong những nguyên nhân làm mắt của anh bị chấn thương. “Trước đây, tôi sạc bình ắc quy thường xuyên không có xảy ra sự cố gì nên quá trình làm việc cũng không chú ý việc mang mặc bảo hộ lao động. Tai nạn xảy ra một phần do mình xui rủi, phần khác do chủ quan”- anh Hòa cho hay.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Đặng Hữu Hoà. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Đặng Hữu Hoà. Ảnh: Như Nguyện

Thời gian qua, Bệnh viện Mắt quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tiếp nhận cấp cứu cho nhiều trường hợp chấn thương mắt do tai nạn lao động. Nhiều trường hợp rất nặng, chấn thương nghiêm trọng khiến ảnh hưởng thị lực thậm chí gây mù lòa.

Bác sĩ Mai Văn Hòa (Khoa Khám-Bệnh viện Mắt quốc tế Sài Gòn-Gia Lai) thông tin: Hầu hết các ca tai nạn lao động chấn thương mắt do chủ quan không mang mặc bảo hộ lao động dẫn đến xảy ra tai nạn như bị dị vật bắn vào mắt gây xuyên thủng nhãn cầu; bỏng hóa chất, axit hoặc bỏng kiềm, bỏng nhiệt…Những ca chấn thương này gây ra những tổn thương nặng, trầm trọng, nhiều trường hợp khi vào viện chỉ cảm nhận được ánh sáng và bóng tối, nguy cơ mù lòa…Qua thăm khám, cấp cứu, đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện đã điều trị thành công giúp bệnh nhân phục hồi thị lực.

Theo bác sĩ Hòa, để phòng tránh các chấn thương mắt, người dân trong quá trình lao động cần mang mặc bảo hộ lao động theo quy định. Khi bị chấn thương mắt nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được xử lý cấp cứu kịp thời nhằm bảo tồn thị lực cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.

Đối với các trường hợp bỏng mắt-đây là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa. Có nhiều nguyên nhân gây bỏng như: bỏng do nhiệt, do ánh sáng (bỏng hàn), bỏng do hóa chất (axit hoặc kiềm). Trong bỏng do hóa chất, nguyên nhân do bỏng thường gây triệu chứng và di chứng nặng nề. Ngay cả các trường hợp nặng, dù đã được cấp cứu và điều trị tích cực cũng vẫn có thể dẫn đến biến chứng và di chứng mù lòa sau này.

Vì vậy, khi bệnh nhân bị bỏng, việc sơ cứu ở những giây phút đầu tiên rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến phục hồi chức năng người bệnh; cần khẩn cấp tiến hành loại trừ tác nhân gây bỏng bằng cách rửa mắt bằng nước sạch ít nhất 10 đến 15 phút và sau đó kịp thời chuyển bệnh nhân tới chuyên khoa mắt để được điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

(GLO)- Từ ngày 13 đến 16-5, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai mở 2 lớp tập huấn triển khai hoạt động phòng-chống rối loạn do thiếu hụt I ốt cho cán bộ chuyên trách 55 trạm y tế xã, phường, thị trấn được chọn khám điều tra phát hiện sớm bệnh bướu cổ trên địa bàn tỉnh.