Can thiệp cấp cứu đột quỵ trong 30 phút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, thuộc Bộ Y tế, đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA và Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch máu cấp cứu.
 
Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền hiện đại với nhiều tính năng giúp bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và phục vụ công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật điều trị cho các bệnh viện vệ tinh.
GS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, cho biết đây là hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền hiện đại, có độ phân giải hình ảnh cao gấp 4 lần so với máy thông thường. Ưu điểm vượt trội của hệ thống này là tối ưu liều chiếu tia xạ, tăng mức an toàn bức xạ với bác sĩ và bệnh nhân mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp mạch. Hệ thống này cũng được tích hợp đầy đủ các phần mềm phục vụ cho các trường hợp can thiệp tim mạch phức tạp; hỗ trợ cho các thủ thuật can thiệp mạch như: phần mềm tối ưu cho thay van động mạch chủ qua da, phần mềm hỗ trợ can thiệp động mạch não 4D và can thiệp động mạch vành.
Bệnh viện E hiện là một trong số ít cơ sở y tế tại Hà Nội đạt quy trình tối ưu cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Từ khi vào viện đến khi được can thiệp thành công có thể chỉ trong vòng 30 phút, giúp nhiều bệnh nhân được cứu sống.
Theo Nam Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.