Cần linh hoạt trong tính thuế thu nhập cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau 6 năm kể từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng vượt 20%, trong khi ngưỡng chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế phổ biến trên toàn thế giới nhưng cách tính thuế của từng quốc gia lại khác nhau. Với Việt Nam, cách tính thuế không quan tâm tới chỉ số giá tiêu dùng là cách tính “đóng chốt” một cách cứng nhắc. Cũng như vậy, cách tính thuế chỉ dựa trên phần thu của người chịu thuế mà không hề tính đến phần chi của họ cùng những biến động của nó là không hợp lý. Vật đổi sao dời, nhưng thuế TNCN thì giữ nguyên cũng là điều lạ lùng.
Đã tới lúc phải nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Với những người chịu thuế ở bậc 1 (bậc thấp nhất) thì số thu rất thấp nhưng tác động của nó tới người nộp thuế lại rất cao. Lý do là bởi, người nộp thuế bậc thấp nhất đồng nghĩa với có thu nhập thấp nhất. Với mức giảm trừ gia cảnh chỉ 3,6 triệu đồng/người thì như một người phụ nữ nộp thuế đã nói: “Học phí đại học của con tôi khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền ở, tiền ăn và nhiều khoản chi phí khác. Nếu mức giảm trừ gia cảnh là 9 triệu đồng cho một người nộp thuế và 3,6 triệu đồng cho một người phụ thuộc thì không còn phù hợp với tình hình thực tế nữa”.
Trong khi mức lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tính theo từng tháng, từng năm thì ngưỡng chịu thuế lại được ấn định không thay đổi trong nhiều năm, dĩ nhiên thu nhập thực tế của người nộp thuế sẽ bị giảm, ngày càng giảm. Vì vậy, rất cần một cách tính thuế TNCN theo hướng linh hoạt. Cách tính ấy có thể thực hiện được không? Chúng ta luôn nói về “cách mạng 4.0” thì sao một cách tính thuế linh hoạt theo thực tế cuộc sống lại không thể thực hiện được.
Khi xuất hiện dạng dịch vụ công nghệ xe chở khách kiểu Grab hay Uber, ngành Thuế cũng đã “bó tay” vì không biết cách tính thuế như thế nào, dẫn tới thất thu cho Nhà nước những khoản tiền không nhỏ. Nếu đã gọi là “cách mạng 4.0” thì nó phải dành cho toàn xã hội, trong đó có ngành Thuế, chứ không chỉ dành cho một số ngành khoa học kỹ thuật nào đó.
Nếu có cách tính thuế TNCN linh hoạt, dựa vào sự biến động thực tế, dựa vào sự phát triển của kinh tế quốc gia, dựa vào nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng của người nộp thuế thì chắc chắn sẽ khích lệ được người nộp thuế yên tâm lao động và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế TNCN đầy đủ. Ngược lại, thu nhập của người đóng thuế giảm, đời sống của họ ngày càng khó khăn, còn những thành phần phải chịu thuế ở mức cao thì tìm mọi cách để “lánh” hay “trốn” thuế, hoặc đơn giản là tìm cách để tự “làm thấp” thu nhập thật sự của mình xuống, đặng đóng thuế ít đi. So sánh giữa 2 kiểu nộp thuế này sẽ thấy, càng linh hoạt và thực tế bao nhiêu trong đánh thuế thì càng mang lại lợi ích cho quốc gia và cho người nộp thuế bấy nhiêu. Phải làm sao để những người nộp thuế TNCN cảm thấy tự hào vì càng ngày nộp thuế nhiều hơn, bởi thu nhập của mình ngày càng tăng cao hơn, chứ không phải mình kiệt quệ đi vì nộp thuế.
Và không chỉ tăng mức giảm trừ gia cảnh, mức thu nhập của người nộp thuế cũng phải tăng lên, không chỉ vì chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm, mà vì xã hội ngày càng phát triển, người nộp thuế có quyền được sống với mức sống cao hơn. Nếu cách đây 6 năm là 9 triệu đồng/người/tháng thì nay phải tăng lên, ít nhất là 15 triệu đồng/người/tháng, để những người thu nhập thấp không phải đóng thuế, còn người thu nhập cao thì hãnh diện vì được đóng thuế. Đó chính là cách thu thuế và nộp thuế văn minh, hướng tới sự phát triển chứ không phải cào bằng, tận thu cả những người thu nhập thấp. 
THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên trong 9 tháng năm 2024, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thu ngân sách theo phân cấp ước tính 117 tỷ đồng, đạt hơn 142% dự toán tỉnh giao, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành các quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Chư Pưh tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng

Chư Pưh tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng

(GLO)- Bên cạnh gặp khó trong bồi thường, giải phóng mặt bằng thì hầu hết các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất của tỉnh và huyện chưa được bố trí khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn Chư Pưh đạt thấp.