Cảm động cuộc gặp của những người lính mặt trận Vị Xuyên 1979

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 15/2 tại Hà Giang đã diễn ra buổi tọa đàm kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, với sự góp mặt của nhiều cựu chiến binh.
Sáng nay (15/2), tại tỉnh Hà Giang, Hội cựu chiến binh tỉnh Hà Giang tổ chức tọa đàm kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc. Cuộc tọa đàm có sự tham dự của đông đảo các cựu chiến binh từ hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. 
Tham luận của các cựu chiến binh, những nhân chứng lịch sử trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt cho thấy cuộc chiến đấu anh dũng và chính nghĩa của quân và dân ta bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 sẽ mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử giữ nước và dựng xây đất nước như một dấu mốc không thể phai mờ.
Những người lính chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên năm xưa vui mừng gặp lại đồng đội.
Những người lính chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên năm xưa vui mừng gặp lại đồng đội.
Những tham luận tiếp tục khẳng định tính chính nghĩa của nước ta trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; nhất là cuộc chiến đấu diễn ra tại mặt trận Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang). Riêng tại mặt trận Thanh Thủy, Vị Xuyên cuộc chiến đấu tiếp diễn gian khổ, nhiều hy sinh tổn thất trong suốt 10 năm sau đó, từ 1979 đến năm 1989, tại đây đã có hơn 5000 cán bộ, chiến sỹ anh dũng hy sinh, trong đó đến nay còn 3000 liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt.
Đại tá Nguyễn Kim Chung, nguyên Phó Chỉ huy Trưởng về Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tuyên cũ nhớ lại: ở hướng Hà Tuyên, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới kéo dài suốt 10 năm sau đó. Giai đoạn đầu là từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3/1979, trong vòng một tháng này, địch sử dụng hàng chục sư đoàn với quân số trên 20.000 quân để phối hợp với lực lượng quân sự lớn trên toàn tuyến đánh vào hướng Hà Tuyên, trong đó trọng điểm là các đồn biên phòng, xã, huyện biên giới. Trước đó tỉnh Hà Tuyên đã chủ động bố trí các lực lượng biên phòng, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương tổ chức phòng thủ bảo vệ biên giới.
Do đó ngay từ ngày đầu đối phương đánh vào thì các đơn vị đã chiến đấu rất kiên cường, dũng cảm. Còn giai đoạn 2 từ sau tháng 3/1979 đến năm 1989, đối phương sử dụng 2 quân đoàn, 11 sư đoàn với quân số 17 vạn thay phiên nhau đánh vào hướng Hà Tuyên. Quân số của ta ở Hà Tuyên khi đó có 16 vạn, chiến đấu hy sinh anh dũng suốt 10 năm với nhiều hy sinh, tổn thất nhưng cuối cùng là hoàn thành mục tiêu là bảo vệ được từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Với mục tiêu chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chính sức mạnh đó cùng với hào khí của cả nước hướng về Hà Tuyên trong những ngày tháng lịch sử đó nên quân và dân tỉnh Hà Tuyên đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.  
Không chỉ tham luận của Đại tá Nguyễn Kim Chung mà tham luận của nhiều cựu chiến binh khác như: Thiếu tướng Hoàng Văn Toái, Nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2; nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, Thượng úy Nguyễn Vũ Dương, nguyên Đồn phó Đồn Biên phòng Lũng Làn, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang.. .những nhân chứng lịch sử trong những năm tháng ác liệt đó cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến đấu, sự dũng cảm kiên cường của quân và dân tỉnh Hà Tuyên, cũng như tính chính nghĩa của nước ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Rất nhiều liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Rất nhiều liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Tại buổi tọa đàm Thượng tá Nguyễn Văn Tâm, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Giang, nguyên là cán bộ từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên chia sẻ: "Sau 40 năm tập trung về đây, chúng tôi rất cảm xúc, được gặp lại đồng đội cùng chiền đấu năm xưa, gặp nhau vui mừng. Chiến đấu 40 năm kết thúc, gặp được nhau để xem ai còn ai mất. Hỏi thăm nhau xem gia đình ở đâu, hoàn cảnh như thế nào. Những đồng chí nào chiến đấu cùng mình thì rất nhớ, trong đó nhiều đồng đội tôi đang nằm ở nghĩa trang Vị Xuyên và một số đồng chí đã mất rồi do tuổi cao sức yếu".
Cuộc tọa đàm ngày hôm nay là dịp để những thế hệ sau tri ân sâu sắc những anh hùng, liệt sỹ và người dân đã ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đình Hiếu - Sơn Lâm/VOV1

Có thể bạn quan tâm

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.