Cái tâm của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian gần đây, sự nghiệp báo chí trong cả nước đã có những bước phát triển đáng mừng. Các cơ quan báo chí ngày càng lớn mạnh, lực lượng hùng hậu, phản ánh kịp thời những thành tựu của đất nước, giới thiệu những việc làm tốt, góp phần hướng người đọc, người nghe, người xem có nhận định đúng về sự kiện xã hội. Đội ngũ nhà báo đương đại so với các thế hệ trước cũng đã được nâng cao trình độ nghề nghiệp, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Trên các diễn đàn nghề nghiệp, chúng ta thường nghe nhắc đến vấn đề tâm và tầm của cán bộ nói chung; yếu tố này lại càng có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của một nhà báo, hay nói cách khác là quyết định đến phẩm chất, năng lực của họ, nhất là các nhà báo chuyên nghiệp.
Mới đây, tôi có đọc trên Facebook của một nhà báo nữ tên Đ.N, công tác ở Gia Lai những dòng status đầy bức xúc về một vài phóng viên báo địa phương và cả phóng viên thường trú. Rằng họ gặp nhau trong một quán cà phê và khi nói về một doanh nghiệp nào đó “có vấn đề” thì cả nhóm hùng hổ: “đập chết mẹ nó đi; dí cho chết cha nó luôn; chơi hội đồng cho chết cụ nó luôn; nhào vô vây hỏi, chụp hình rồi biểu bọn nó dẫn đi hiện trường kiểu méo nào cũng được hầu…”. Nghe những lời lẽ này, chắc chắn không ai nghĩ đây lại là các nhà báo!
Thực ra, hiện tượng này không lạ đối với những nhà báo không muốn làm báo mà lại thích đi... làm tiền. Họ luôn ảo tưởng cho rằng mình là những người thuộc nhóm quyền lực thứ 4, có quyền hạch sách, hoạnh họe người khác. Vậy là, khi có cơ hội, họ luôn kiếm cách moi tiền, nếu đối tượng không đồng ý, bất bình, tỏ ra không chiều theo ý muốn thì hăm dọa, thậm chí viết bài “đánh” đối tượng trên tờ báo của mình. Đã có không ít nhà báo kiểu này phải ra tòa rồi vào tù ngồi gỡ lịch như các vụ từng xảy ra ở Cần Thơ, Lào Cai, Gia Lai… nhưng những bài học xương máu ấy vẫn chưa làm chùn bước một số nhà báo có ý đồ xấu.
Trên bước đường tác nghiệp, trước một vài biểu hiện tiêu cực xã hội, nhà báo sẽ có nhiều cách ứng xử khác nhau. Có thể đó là những bài điều tra tóe lửa, gai góc, phanh phui mọi thủ đoạn của đối tượng để rồi sau đó các cơ quan pháp luật vào cuộc đưa đối tượng này ra hầu tòa. Nhưng có trường hợp nhà báo lại chọn một cách khác khi vấn đề không đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. 
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Những chuyện trên khiến tôi nhớ đến một kỷ niệm làm báo trước kia. Khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi nhận được thông tin tố giác vợ giám đốc lâm trường huyện K. của tỉnh nhận thầu công trình trong huyện do lâm trường làm chủ đầu tư có biểu hiện tiêu cực. Lập tức, tôi xuống huyện K. để điều tra sự việc. Tôi không đến cơ quan lâm trường mà ghé vào Hạt Kiểm lâm gần đó để tìm hiểu. Ngồi bên chén trà thơm, sau khi hỏi chuyện quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương, tôi hỏi thăm về công tác phối hợp giữa hạt và lâm trường, đồng thời hỏi thêm về anh T, Giám đốc lâm trường. Hạt trưởng bấy giờ là anh X. chặc lưỡi: “Ôi, nói tới gia đình anh T. thì tội nghiệp lắm! Anh chị này có 2 người con, 1 trai 1 gái. Đứa lớn lúc nhỏ gửi nhà trẻ. Cô giáo đặt nằm võng, một đầu võng buộc vào tủ đứng bằng gỗ, tủ đổ, đè lên người làm cháu tử vong. Đứa con gái còn lại nay đã mười mấy tuổi mắc bệnh hoại tử ở tay, cứ mấy tháng lại vào Sài Gòn cắt bỏ một đoạn, nhưng khả năng cũng không qua khỏi. Bản thân anh T. thì đau dạ dày, đã cắt bỏ hết 2/3…”.
Nghe vậy, tâm trạng tôi bỗng thay đổi, không còn hăm hở như trước. Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của Giám đốc T: một đứa con đã mất, đứa còn lại cũng sắp từ giã cuộc sống, bản thân vừa qua cuộc đại phẫu, nếu như lần này lại bị báo chí “rờ” tới thì có lẽ sẽ không thể nào chịu nổi. Tôi trầm ngâm suy nghĩ rồi bước sang cơ quan lâm trường. Gặp Giám đốc T, sau khi tìm hiểu công việc, tôi hỏi thăm thêm hoàn cảnh gia đình. Với giọng buồn buồn, chùng xuống, Giám đốc T. kể đúng như những gì anh X. đã thông tin. Lúc này, tôi mới nói thật mục đích xuống huyện của mình và do nhận thấy tình hình có thể khắc phục được nên tôi nêu luôn mấy sai sót trong quá trình thi công của đơn vị nhận thầu là doanh nghiệp do vợ Giám đốc T. đứng tên, yêu cầu anh T. phải điều chỉnh, sửa chữa. Biến sắc, Giám đốc T. nhận lỗi, cảm ơn và lập tức gọi điện bảo vợ cho công nhân làm ngay. Vậy là sau đó, các sai sót trong việc thi công phần đường giao thông ở huyện K. đã được khắc phục.
Thế nhưng, không phải khi nào cũng sử dụng phương pháp mềm mỏng này. Cũng trong khoảng thời gian này, tại Nông trường Cà phê I (trực thuộc Bộ Nông nghiệp) ở huyện G. có Giám đốc H. rất lộng hành. Ông ta bắt buộc các hàng quán trong khu vực nông trường phải đóng thuế doanh thu cho đơn vị; lập chốt chặn barie nội bất xuất, ngoại bất nhập; ra quy định phạt tiền công nhân nếu đi họp chậm, vắng họp... Sau 2 bài báo đầu có tính phát hiện, nhắc nhở, Giám đốc Nông trường gửi công văn yêu cầu Báo Gia Lai cải chính, kỷ luật tôi. Vậy là, Báo tiếp tục cho ra 3 kỳ phóng sự điều tra nữa. Lúc này, Công an chính thức vào cuộc, khởi tố. Sau đó, ông H. ra tòa nhận mức án tù 5 năm.
Nêu lên những chuyện này để biết chính những giây phút đấu tranh viết hay chưa (không) viết là lúc mà mỗi nhà báo sẽ thể hiện cái tâm của mình trước sự việc. Không ít người đã gục ngã trước sức cám dỗ của đồng tiền khi chọn thái độ im lặng thay cho đấu tranh chống tiêu cực! Ngược lại, khi đã quyết thì không sức ép nào có thể ép buộc hoặc mua chuộc nhà báo chân chính phải uốn cong ngòi bút. Tất nhiên, không phải vụ việc nào cũng có thể đưa lên mặt báo bởi còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: gia đình, nhân phẩm, tương lai của một con người, một đơn vị…
Vậy mới biết, nghề báo trước hết cần có cái TÂM!
 THANH PHONG

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.