Cách chữa đau dạ dày từ củ nghệ vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Củ nghệ tươi vàng, tươi có tác dụng chữa đau dạ dày mà có thể bạn chưa biết.

Các thành phần trong củ nghệ

Trong nghệ có nhóm curcuminoid, bao gồm: curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurrcumin. Trong đó, curcumin là chất quan trọng mang nhiều công dụng chữa bệnh nhất.

 

 

Ngoài ra, các thành phần trong nghệ vàng còn là nhiều loại tinh dầu như atlantone, zinggiberene, turmerone. Nghệ vàng còn các chất quan trọng khác là đường, nhựa và protein.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh curcumin trong nghệ là một thần dược có tác dụng chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan thận,…. Theo đó, nghệ vàng chữa được đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, ung thư, tim mạch, mỡ trong máu cao, bệnh về gan mật,…

Cách 1: Dùng nghệ tươi mật ong

Nguyên liệu

– 1 củ nghệ tươi

– 2 muỗng café mật ong

Cách làm

Nghệ tươi gọt vỏ, đem rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước 3 muỗng café nghệ.

Trộn nước nghệ và mật ong vào 100ml nước ấm, uống 2 lần/ngày sau bữa cơm trưa và tối 30 phút, uống liên tục trong 2 tháng.

Công dụng của bài thuốc

Công dụng của bài thuốc này giúp tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa (nhưng có một điều thú vị là không làm tăng tiết dịch dạ dày vô ích). Với trường hợp bệnh nhân bị ứ trệ, khó tiêu, đầy bụng rất nên uống nghệ mật ong. Chất curcumin có trong nghệ vàng có vai trò như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các axit tấn công.

Cách 2: Nghệ tươi, chuối chát, sắn dây rất hiệu quả trong chữa đau dạ dày

Nguyên liệu

– 10 củ nghệ tươi

– 5 trái chuối chát còn xanh

– 5 củ sắn dây

Nghệ tươi đem gọt vỏ, rửa sạch, để ráo rồi xay nhuyễn, phơi ở chỗ khô ráo cho khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Chế biến nghệ thành bột rất tiện lợi khi dùng, chỉ xay nghệ một lần là có thể dùng trong 2-3 tuần.

Sắn dây rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng que nhỏ, đem phơi khô rồi xay thành bột, bảo quản trong lọ có nắp đậy.

Chuối chát xanh cũng chế biến như với sắn dây. Vậy là cuối cùng ta đã có được 3 vị thuốc có thể dùng dần mỗi ngày.

Khi làm thuốc: Pha 2 muỗng café bột nghệ với 1 muỗng café bột chuối chát xanh và 1 muỗng café bột sắn dây trong 100ml nước ấm, uống 2 lần/ngày sau bữa cơm trưa và tối 30 phút, sau 2 tháng là khỏi hẳn bệnh đau dạ dày.

Công dụng của bài thuốc

Hỗn hợp chữa bệnh được tất cả chứng bệnh viêm dạ dày như viêm cuống dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày. Bên cạnh đó, bài thuốc còn chữa được chứng bệnh loét dạ dày hiệu quả.

Theo infornet

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.