Các nhà khoa học lý giải biến thể Covid-19 chủng mới từ Anh nguy hiểm tới mức nào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học từ Thụy Điển và Ấn Độ đã mô tả chi tiết bản chất của các đột biến giúp phân biệt biến thể của virus SARS-CoV-2 từ Anh với biến thể Vũ Hán, và xác định cách thức những đột biến này ảnh hưởng đến độc lực của virus...
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Anh có những đặc tính nào?
 
 
Các nhà khoa học từ Thụy Điển và Ấn Độ đã mô tả chi tiết bản chất của các đột biến giúp phân biệt biến thể của virus SARS-CoV-2 từ Anh với biến thể Vũ Hán, và xác định cách thức những đột biến này ảnh hưởng đến độc lực của virus, khả năng của kháng thể trung hòa virus và mức độ hiệu quả của vắc xin. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên cổng thông tin bioRxiv.
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phân loại là dòng B.1.1.7, lần đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh vào tháng 12/ 2020. Nhìn chung, chủng "Anh" có 29 đột biến. Điều này cho thấy rằng, nó đột biến nhanh hơn nhiều so với virus Vũ Hán, mà các nhà virus học đã ghi nhận khoảng hai đột biến mỗi tháng.
Hơn nữa, nhiều đột biến được tìm thấy trong protein của biến thể mới giúp virus liên kết dễ hơn với các thụ thể của tế bào chủ. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, chủng virus đột biến B.1.1.7 là nguy hiểm hơn - nó có độc lực cao hơn và có thể trốn tránh sự bảo vệ được trao bởi bất kỳ loại vắc-xin nào.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả đã sử dụng các mô hình máy tính để dự đoán những đột biến khác nhau của biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ lây lan và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cũng như nghiên cứu quá trình sao chép và các đặc điểm sinh học của virus.
Để giải thích tần số đột biến cao bất thường xảy ra ở cả protein spike (S) và nucleocapsid (N), các nhà nghiên cứu đưa ra ba giả thuyết:
bệnh nhân với hệ miễn dịch yếu đã bị nhiễm virus trong thời gian dài, điều đó giúp virus đột biến với tốc độ cao; quá trình phát triển và thích nghi đã bắt đầu ở động vật chủ, sau đó truyền từ động vật sang người và tiếp tục phát triển trong cơ thể người bị lây bệnh từ động vật; sự chọn lọc xảy ra trong cấu trúc của virus dưới áp lực của các kháng thể.
Các tác giả đã đánh giá độ bền của các liên kết hydro giữa virus corona và thụ thể ACE2 trong chủng cổ điển và chủng từ Anh. Các nhà khoa học đã phân tích tính ổn định của phức hợp protein virus bằng phương pháp mô phỏng động lực học phân tử.
Kết quả cho biết điều gì?
Kết quả mô phỏng cho thấy rằng, trong biến thể đột biến các liên kết hydro có độ bền cao hơn. Protein đột biến của nó có nhiều liên kết hơn với thụ thể của tế bào chủ, và những liên kết này tồn tại trong thời gian dài hơn. Tốc độ lây lan của chủng B.1.1.7 cao hơn 70%, virus được sao chép với số lượng 0,4 nhiều hơn biến thể cổ điển.
Theo các tác giả, biến thể virus corona chủng mới là đặc biệt nguy hiểm bởi vì "tiêu chuẩn vàng" của xét nghiệm - phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) có thể không nhận ra RNA của biến thể mới, còn kháng nguyên bị biến đổi có thể giúp virus tránh được sự trung hòa bằng kháng thể và làm giảm hiệu quả của vắc xin. Đồng thời, sự đa dạng của các đột biến cho thấy rằng, bản thân virus đang yếu dần, có khả năng nó chỉ có thể gây ra đợt bệnh nhẹ hơn, các nhà khoa học cho biết.
Theo Sputnik/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.