Các nhà khoa học có cảnh báo mới về ung thư thực quản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu gần đây trên 5 triệu người lớn tuổi từ 45 đến 64 cho thấy ung thư thực quản và Barrett thực quản (một bệnh tiền ung thư) đã gia tăng đáng kể từ năm 2012 đến năm 2019 - và các nhà khoa học không biết tại sao.
Tỷ lệ ung thư thực quản đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian đó, trong khi Barrett thực quản tăng 50%.
1. Tầm soát tốt hơn đóng vai trò gì?
Các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng sự gia tăng các ca bệnh thực quản không thể chỉ đơn giản là do sàng lọc tốt hơn.
"Sự gia tăng mạnh mẽ về tỷ lệ hiện mắc này nên được các bác sĩ quan tâm và chúng ta nên xem xét sàng lọc nhiều bệnh nhân trung niên hơn về ung thư thực quản nếu họ có nguy cơ cao hơn", Bashar J. Qumseya, bác sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư y khoa và trưởng khoa nội soi tại Đại học Florida, Gainesville (Mỹ), cho biết.
"Bất cứ khi nào chúng ta thấy sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc của bất kỳ loại ung thư nào, chúng ta nên hỏi liệu điều này chỉ đơn thuần là do tầm soát tốt hơn hay đó là sự gia tăng thực sự về tỷ lệ mắc bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đó là do loại ung thư thứ hai", bác sĩ Qumseya nhấn mạnh, theo Eat This, Not That!
2. Ung thư thực quản và hút thuốc
 
Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp đôi so với những người không hút thuốc.
"Khoảng một nửa số trường hợp này trên toàn cầu là do hút thuốc trong khi phần lớn các trường hợp trên toàn nước Mỹ có liên quan đến hút thuốc", Moshim Kukar, bác sĩ, phó giáo sư Ung thư tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park (Mỹ), cho biết.
"Hút thuốc chủ động là một yếu tố dự báo kết quả kém. Những người hút thuốc chủ động ít có khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị và có thể bị ung thư tái phát sớm. Nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản giảm trong vòng 5 năm sau khi ngừng hút thuốc”, bác sĩ Kukar nói thêm, theo Eat This, Not That!
3. Ung thư thực quản và uống rượu
Các chuyên gia cảnh báo: Uống rượu - đặc biệt khi kết hợp với hút thuốc - là một yếu tố nguy cơ cao của ung thư thực quản.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết: “Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Ai uống càng nhiều rượu thì khả năng mắc bệnh ung thư thực quản càng cao”.
“Rượu làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy hơn nguy cơ ung thư biểu mô tuyến.
Hút thuốc kết hợp với uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư thực quản loại tế bào vảy hơn nhiều so với việc sử dụng một mình”, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
4. Barrett thực quản là gì?
Barrett thực quản là tình trạng thực quản bị tổn thương do trào ngược axit mạn tính.
Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực Daniela Molena của Memorial Sloan Kettering cho biết: “Thực quản muốn tự bảo vệ nên các tế bào trong lớp niêm mạc bắt đầu thay đổi. Các mô bình thường lót trong thực quản bắt đầu giống với niêm mạc của dạ dày hoặc ruột.
Thông thường, khi tôi hỏi bệnh nhân xem họ có bị trào ngược hoặc ợ chua không, họ sẽ nói, 'Tôi đã từng bị như vậy khi tôi còn trẻ, nhưng giờ không còn nữa'.
Cơn đau thường biến mất khi Barrett phát triển, điều này có thể phản tác dụng vì mọi người ít tìm kiếm sự trợ giúp hơn đối với các triệu chứng của họ", bác sĩ Kettering lưu ý.
5. Khi nào nên sàng lọc ung thư thực quản?
 
Khám thực quản. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Khám thực quản. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Qumseya cho biết: “Nhiều bệnh nhân ở Mỹ hiện nay được nội soi bắt đầu từ tuổi 45. Vì vậy tiến hành nội soi cùng lúc, trong số những người có nhiều yếu tố nguy cơ, có thể giúp thu hút thêm nhiều bệnh nhân bị Barrett thực quản và ung thư thực quản”.
"Từ các phân tích khác mà chúng tôi đã thực hiện với bộ dữ liệu này, chúng tôi biết rằng ngay cả những bệnh nhân có 4 yếu tố nguy cơ trở lên đối với ung thư thực quản cũng không được nội soi", tiến sĩ Qumseya lưu ý, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 1 bác sĩ vi phạm trong lĩnh vực y tế

Gia Lai: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 1 bác sĩ vi phạm trong lĩnh vực y tế

(GLO)- Tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa xử phạt hành chính bác sĩ CKI Lê Văn Phán, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của Phòng khám chuyên khoa Ngoại tại Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên (111 đường Trần Phú, TP. Pleiku, Gia Lai) vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.