Bước đột phá mới về cách chữa trị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong một phát hiện được công bố trên tạp chí hóa học Angewandte Chemie International Edition của Đức, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra cách chữa ung thư bằng cách tiêm đồng trực tiếp vào khối u, theo The Sun.
 
Các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra cách chữa ung thư bằng cách tiêm đồng trực tiếp vào khối u
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học KU Leuven ở Bỉ cho biết phương pháp mới này làm cho ung thư biến mất hoàn toàn.
Trong thí nghiệm, chuột bị gây bệnh ung thư phổi và ruột.
Các chuyên gia đã sử dụng các hạt nano ô xít đồng được tạo ra chuyên biệt để tiêm vào những con chuột này.
Đồng thời, những con chuột trong phòng thí nghiệm cũng được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, một phương pháp điều trị mạnh mẽ đã được các bác sĩ sử dụng, theo The Sun.
Kết quả là, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các khối u rất nhạy cảm với các hạt nano ô xít  đồng - một hợp chất gồm có đồng và ô xy.
Thật đáng kinh ngạc, khi tiêm đồng vào các tế bào ung thư của chuột một lần nữa, hệ thống miễn dịch của chúng ngay lập tức tiêu diệt các tế bào ung thư.
Các nhà khoa học từ Bỉ, Đức và Hy Lạp, cho biết bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm trên người vì họ hy vọng phương pháp mới này sẽ thay thế các phương pháp điều trị bằng hóa trị hiện nay, với tác dụng phụ nặng nề, khiến cho bệnh nhân bị suy kiệt, theo The Sun.
Bước đột phá
Giáo sư Stefaan Soenen từ Đại học KU Leuven (Bỉ), là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: Đây là lần đầu tiên các ô xít kim loại được sử dụng để chống lại các tế bào ung thư một cách hiệu quả với các tác dụng miễn dịch lâu dài trong mô hình cơ thể sống.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tạo ra các hạt nano kim loại khác và xác định loại hạt nào có tác dụng đối với loại ung thư nào.
Không làm ảnh hưởng tế bào mạnh 
Bằng cách tạo ra các hạt nano đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã có thể kiểm soát quá trình này để loại bỏ các tế bào ung thư, trong khi không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.
Giáo sư Bella B. Manshian (Bỉ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Bất kỳ chất liệu nào được tạo ra ở cấp độ nano đều có các đặc điểm hơi khác so với ở kích thước bình thường.
Nếu cơ thể hấp thụ ô xít kim loại với số lượng lớn, có thể sẽ gặp nguy hiểm, nhưng ở cấp độ nano và với nồng độ ở mức an toàn, được kiểm soát, thì chúng thực sự có lợi.
Các tác giả tin rằng kỹ thuật mới này có thể được sử dụng cho khoảng 60% tất cả các bệnh ung thư, gồm ung thư phổi, vú, buồng trứng và ung thư uột.
Điều kỳ lạ là các khối u biến mất mà không cần phải hóa trị - là phương pháp thường đi kèm với các tác dụng phụ nặng nề.
Hóa chất hóa trị không chỉ tấn công các tế bào ung thư, mà còn làm hỏng các tế bào khỏe mạnh, chẳng hạn như làm chết hết các tế bào bạch cầu, và phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể, theo The Sun.
Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).