Bóng đá Đông Nam Á và "mốt" chuộng huấn luyện viên Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bóng đá Đông Nam Á đang có xu hướng tin dùng huấn luyện viên Hàn Quốc, điều này xuất phát từ bối cảnh chung của bóng đá khu vực trong 5 năm trở lại đây.
Đông Nam Á - "miền đất hứa" cho huấn luyện viên Hàn Quốc
Thời điểm huấn luyện viên Kim Pan-gon đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tuyển Malaysia, Liên đoàn bóng đá nước này (FAM) đã tuyên bố đây là sự lựa chọn kỹ lưỡng sau khi đánh giá các ứng cử viên từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Nhật Bản, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.
Quay ngược lại với 3 ứng viên rút gọn của tuyển Malaysia, 2 trong số đó là người Hàn Quốc. Đồng nghĩa, FAM xét nhiều hồ sơ nhưng có thiên hướng rõ ràng về việc ưu tiên thầy Hàn. Thành công của Park Hang-seo (tuyển Việt Nam) và Shin Tae-yong (tuyển Indonesia) trở thành hình mẫu để các đội tuyển Đông Nam Á học theo.
Sau khi huấn luyện viên Tatsuma Yoshida từ chức tại tuyển Singapore, huyền thoại bóng đá nước này Sasikumar cũng tiến cử cho Liên đoàn một ông thầy người Hàn Quốc là Kim Do-hoon.
Theo quan điểm của Sasikumar, ông Kim hiểu bóng đá Singapore khi đang dẫn dắt câu lạc bộ Lion City Sailors, đồng thời có đẳng cấp của một chiến lược gia từng vô địch Champions League Châu Á.

Cân nhắc giữa 2 huấn luyện viên Hàn Quốc, tuyển Malaysia lựa chọn Kim Pan-gon (phải) làm huấn luyện viên trưởng. Ảnh: FAS
Cân nhắc giữa 2 huấn luyện viên Hàn Quốc, tuyển Malaysia lựa chọn Kim Pan-gon (phải) làm huấn luyện viên trưởng. Ảnh: FAS
Bóng đá Đông Nam Á từng rất chuộng "Âu hóa" hoặc những ông thầy người Brazil, nhưng xu hướng nay chuyển dần sang các "thuyền trưởng" Đông Á để gần với văn hóa. Những Antoine Hey (tuyển Myanmar, quốc tịch Đức), Michael Weiss (tuyển Lào, quốc tịch Đức), Alexandre Polking (Tuyển Thái Lan, quốc tịch Đức - Brazil) dần thành tiểu số trước những người đồng nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sau đó, xét tiếp, thầy Hàn đang được ưu ái hơn, nhờ thành công của người đi trước trong 5 năm trở lại đây.
Tại sao thầy Hàn được tin tưởng?
Những huấn luyện viên như Antoine Hey, Michael Weiss, Alexandre Polking có nền tảng nhất định ở nước sở tại. Hơn nữa, thương hiệu của "thầy Đức" vốn rất có uy tín tại Đông Nam Á nên các Liên đoàn không vội thay thế. Song, rất khó để nói rằng nhóm này đang thành công, nếu đặt lên cán cân với nhóm Hàn Quốc.
Michael Weiss vẫn còn chờ dấu ấn khi đang xây lại tuyển Lào, Antoine Hey chỉ đang cố giữ ổn định một Myanmar có nhiều vấn đề. Ngay đến Polking vừa vô địch AFF Cup 2020 cùng tuyển Thái Lan, vẫn không tạo được sự chú ý bằng "cơn sốt" Shin Tae-yong với bóng đá Indonesia.

Park Hang-seo và Shin Tae-yong đang thành công tại Đông Nam Á. Ảnh: Bola
Park Hang-seo và Shin Tae-yong đang thành công tại Đông Nam Á. Ảnh: Bola
Những ông thầy Âu làm tốt việc giữ ổn định, hoặc phát triển những đội có nền móng, còn huấn luyện viên Hàn Quốc biết cách tạo ra bất ngờ.
4 năm thành công của Park Hang-seo với bóng đá Việt là điều ít ai ngờ từ thời điểm bắt đầu, cũng không ai nghĩ một tuyển Indonesia xếp bét tại vòng loại 2 World Cup vào đến chung kết AFF Cup 2020 thuyết phục đến vậy. 
Chọn thầy Hàn là mong chờ những "kỳ tích". Khi mạnh dạn mời Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc - Kim Pan-gon về làm huấn luyện viên, tuyển Malaysia cũng chờ một sự nâng cấp tổng thể cả nền bóng đá. 
Đẳng cấp của huấn luyện viên Hàn trên bình diện Châu Á là không cần bàn cãi nhưng vẫn có những câu hỏi "Tại sao cùng là Đông Á, nhưng thầy Nhật lại không thành công ở Đông Nam Á?". Nên nhớ,  ông Akira từng đưa đội tuyển Nhật Bản vào đến vòng 1/8 World Cup 2018. Họ có thừa tài năng nhưng thiếu sự ứng biến để có thể thích nghi môi trường.

Akira Nishino thất bại tại tuyển Thái Lan vì sự áp đặt. Ảnh: FAT
Akira Nishino thất bại tại tuyển Thái Lan vì sự áp đặt. Ảnh: FAT
Người Nhật đề cao tính kỷ luật nhưng đó có lẽ cùng rào cản, khi rất khó ép buộc cầu thủ Đông Nam Á với thể trạng còn hạn chế, tuân thủ theo chiến thuật họ muốn. Cách Nishino hay Miura trước đây áp đặt lên cầu thủ cũng hạn chế đi sự ngẫu hứng của cầu thủ. Với những nền bóng đá còn yếu như Campuchia, Hirose có thể làm điều này. Nhưng với Thái Lan và Việt Nam, điều này không phù hợp.
Trong khi đó, các huấn luyện viên Hàn Quốc rất giỏi thích nghi và ứng sự. Ông Park tạo thiện cảm rất tốt với các cầu thủ, tạo ra mối liên kết bền chặt tập thể. Đó cũng là cách Shin Tae-yong và những người Hàn áp dụng để đạt thành công ở một môi trường mới.
MINH TRIẾT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.

Go Swimming: Nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

Go Swimming nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

(GLO)- Tuy mới được thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Go Swimming đã trở thành nơi ươm mầm những tài năng bơi lội ở phố núi Pleiku. Hai “kình ngư nhí” của CLB vừa xuất sắc mang về 3 huy chương vàng tại Giải Bơi cứu đuối thanh thiếu nhi “Đường đua xanh” toàn quốc năm 2024.