Bộ Y tế đã nhận được đề nghị chấm dứt phê duyệt vaccine COVID-19 AstraZeneca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Số vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng. Sau đó, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca không tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 9/5, theo thông tin từ Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách tại Việt Nam, do dịch bệnh không còn trong giai đoạn cấp bách.

Theo đó, quy trình cấp phép cho vaccine này như thế nào thì quy trình đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng cũng tiến hành các công đoạn tương tự. Cục Quản lý Dược phải trình Hội đồng xem xét, cho ý kiến, sau đó cơ quan quản lý sẽ có quyết định về việc chấm dứt sử dụng.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, Việt Nam hiện đã không còn vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Sau thông báo về việc này của phía AstraZeneca, trong tương lai, nếu sử dụng lại vaccine này, ngành y tế sẽ phải làm lại các quy trình nhập khẩu, cho phép sử dụng vaccine theo đúng quy định.

Số vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng. Sau đó, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca không tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam.

Vaccine AstraZeneca là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2/2021. Đây là vaccine do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.

Tại thời điểm được cấp phép tại Việt Nam, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời đây cũng là loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vaccine COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vaccine AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Vaccine AstraZeneca là một trong những vaccine COVID-19 được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Đến nay Việt Nam đã triển khai an toàn 74,3 triệu mũi tiêm trên toàn quốc cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

Lần gần đây nhất, tháng 2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vaccine này có hạn dùng đến tháng 7/2023 tới các địa phương, để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Các mũi vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tiêm cuối cùng ở Việt Nam trước tháng 7/2023.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).