Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Năm 2025 mở ra chương mới cho nông nghiệp Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có một bức tranh rực rỡ trong năm 2024 với nhiều kỷ lục mới. Theo Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, năm 2025 mở ra chương mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam, với nhiều cơ hội lớn và hàng loạt thách thức

Xuất khẩu nhiều ngành hàng đạt trên 5 tỷ USD

Ngành nông nghiệp năm 2024 đã đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có tác động của cơn bão số 3. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực; nổi bật là kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 62,5 tỷ USD.

Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 18,6 tỷ USD, tăng 53,1% ,chiếm gần 72% xuất siêu cả nước. Đặc biệt, một số ngành hàng đã có bước phát triển vượt bậc, đạt mức xuất khẩu kỷ lục mới và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu gỗ là mặt hàng đóng góp thặng dư thương mại lớn nhất cho toàn ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt 10,07 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2023. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 18,5%, 17,1% và 15,3%.

Xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ với thành tích ấn tượng. Ảnh minh họa: Chienvinh.
Xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ với thành tích ấn tượng. Ảnh minh họa: Chienvinh.

Rau quả năm 2024 cũng lập mốc kỷ lục mới với 7,12 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 66,5% thị phần, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024, với 9,18 triệu tấn, đem về 5,75 tỷ USD (cao nhất từ trước tới nay), tăng 23% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với năm 2023. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 46,1%.

Đối với mặt hàng cà phê, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch kỷ lục 5,48 tỷ USD, dù giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2024 đạt 4.037 USD/tấn, tăng 56,9% so với năm 2023. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tăng trưởng ở tất cả các thị trường trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong đó tăng mạnh nhất ở hai thị trường Malaysia tăng 2,2 lần và Philippines tăng 2,1 lần.

Nông sản Việt có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong năm 2024, nông sản Việt đã khai phá thành công một số thị trường tiềm năng mới và nhiều mặt hàng nông sản mới được "cấp visa" xuất khẩu chính ngạch.

Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam với thị phần gần 22%. Đến nay, đã có 9 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 13,5 tỷ USD. Việc ký kết các nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa qua đã mở đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân lên 17 mặt hàng.

Ngoài ra, nông sản Việt còn có các thị trường tiềm năng khác như Halal, Hàn Quốc, Australia. Đây là kết quả từ nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường của các bộ, ngành trong năm qua, tạo sức bật cho nhiều loại nông sản trong nước tăng trưởng.

Việt Nam hiện đã và đang tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia, điều này mang lại nhiều thuận lợi cho việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.

Tăng tốc bứt phá hơn vào năm 2025

Bước sang năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến trình phát triển ngành nông nghiệp và hướng tới xuất khẩu bền vững. Trong đó, tăng trưởng GDP toàn ngành từ 3,3 - 3,4%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64-65 tỷ USD.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - cho rằng triển vọng năm 2025 của xuất khẩu thủy sản rất khả quan. Ông Nam đánh giá đó là động lực để thay đổi nhận thức và thực hiện các quy định mới của các thị trường để xuất khẩu thuận lợi.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, mục tiêu xuất khẩu rau quả 8 tỷ USD trong năm 2025 có thể đạt được nếu các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường lớn. Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư công nghệ hiện đại sau thu hoạch, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với những Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Việt Nam đã ký kết.

Theo Phó Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Nguyễn Anh Phong, trong đầu năm 2025, xuất khẩu các nhóm hàng nông sản vẫn có thể tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm của thế giới dự báo tăng do nguồn cung bị đứt gãy ở một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn...

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, năm 2025 mở ra chương mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam, với nhiều cơ hội lớn và hàng loạt thách thức. Bộ NN&PTNT lựa chọn chủ đề 2025 là “Thích ứng linh hoạt - khơi thông nguồn lực - tăng tốc bứt phá”. Đây không chỉ là thông điệp hành động, mà còn là quyết tâm mạnh mẽ của toàn ngành.

Toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung thực hiện việc chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển kinh tế nông thôn và nông dân văn minh. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường, thiên tai... để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định EVFTA, CTPPP cho hàng nông sản Việt Nam.

Theo Thanh Huyền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null