Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Hai con đường cho môn tích hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số môn học tích hợp ở cấp THCS sau 2 năm thực hiện đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ cũng nhận thấy việc triển khai môn tích hợp là 'một thách thức lớn đang đặt ra' và cho rằng: 'Môn tích hợp là câu chuyện 'quả trứng và con gà''.

Trên Báo Thanh Niên mới đây, nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng hiện nay, môn học tích hợp như khoa học tự nhiên chủ yếu là ghép cơ học, chưa thể hiện rõ tính tích hợp, liên môn. Chương trình các môn học này chưa có sự tích hợp tương ứng với tên gọi môn. Giáo viên (GV) dạy đơn môn dù được tập huấn, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa đáp ứng được giảng dạy có chất lượng các bộ môn tích hợp này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc của đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ảnh: Thế Đại

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc của đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ảnh: Thế Đại

Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội chiều 27.7, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, cho rằng đây là vấn đề "khó khăn nhất" hiện nay và còn nhiều trăn trở từ phía nhà trường, đội ngũ GV. Do vậy, bà Hoa đề nghị có những nội dung cần được làm rõ liên quan đến môn học tích hợp này: sách giáo khoa (SGK) đã thực sự gọi là SGK của môn tích hợp hay chỉ là gộp 2 - 3 môn vào một cuốn SGK. Việc triển khai thực hiện nơi thì bố trí 1 GV dạy đơn môn tham gia lớp tập huấn 6 tháng về dạy tích hợp; nơi thì cả 2 - 3 GV dạy 1 môn. Việc đào tạo GV để bảo đảm chuẩn dạy các môn tích hợp hiện chỉ có một số ít trường sư phạm có đào tạo, nhưng chưa cho "ra lò" bất cứ GV nào…

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ cũng nhận thấy việc triển khai môn tích hợp là "một thách thức lớn đang đặt ra" và cho rằng: "Môn tích hợp là câu chuyện "quả trứng và con gà". Nghị quyết 88 của Quốc hội yêu cầu phải tích hợp một số môn học ở cấp THCS. Nếu chương trình không thiết kế môn tích hợp thì các trường sư phạm không có căn cứ để đào tạo GV dạy tích hợp. Khi bắt đầu thực hiện thì phải dùng đội ngũ GV cũ, tập huấn dần để chuyển đổi chứ không thể đợi đến 4 năm đào tạo GV dạy tích hợp ra trường rồi mới thực hiện chương trình này".

Do vậy, theo Bộ trưởng Sơn, tích hợp trước mắt sẽ có hai con đường: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Phải xem đây là vấn đề chuyên môn và cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong vấn đề này.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh thực tế: "Đây là lần đổi mới rất căn bản, toàn diện nhưng các yếu tố đảm bảo cho nó (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất… - PV) thì không được đổi mới một cách căn bản và toàn diện”. Do vậy, người đứng đầu ngành GD-ĐT mong đoàn giám sát “chiếu cố” tới các yếu tố này khi đánh giá và đề xuất giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.