Bộ Công an bắt 2 hiệu phó trường Đại học Đông Đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai Phó hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô là Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà đã bị khởi tố, bắt giam trong vụ án "Giả mạo công tác" xảy ra tại trường này.
Ngày 26-10, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Trần Kim Oanh (SN 1978, trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) và Lê Ngọc Hà (SN 1978, trú tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ Luật hình sự năm 2015
Cả 2 bị can đều là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô. Việc khởi tố 2 bị can này nằm trong quá trình điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô. Các quyết định đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Đến thời điểm hiện nay, hàng loạt lãnh đạo trường Đại học Đông Đô đã bị khởi tố, bắt giam do những tiêu cực trong việc cấp văn bằng hai cho học viên tại trường.

 Dàn lãnh đạo trường Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt giam từ cuối tháng 7-2019
Dàn lãnh đạo trường Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt giam từ cuối tháng 7-2019
Cụ thể, vào cuối tháng 7-2019, Cơ quan An ninh điều tra đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Giả mạo trong công tác" đối với 4 bị can, gồm: Dương Văn Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô; Trần Ngọc Quang, Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương, đều là cán bộ trường Đại học Đông Đô;
Không lâu sau đó, Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục truy nã bị can Trần Khắc Hùng (47 tuổi, quê Nghệ An), Chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Đại học Đông Đô.
Trường Đại học Đông Đô đã dính lùm xùm khi đào tạo và cấp bằng chớp nhoáng cho nhiều người đăng ký theo học. Theo kết quả điều tra bước đầu, Đại học Đông Đô thông báo mức phí với những lớp dạng này từ 28 đến 35 triệu đồng một người. Các đầu mối trung gian được trường trả 30% tiền hoa hồng. Trên thực tế, các đầu mối thấy khách hàng đều cấp bách muốn có bằng nên tự nâng giá 50-150 triệu đồng.
Các lớp văn bằng 2 dạng này không thông báo tuyển sinh, không lập hội đồng chấm thi, không phê duyệt danh sách học viên và cán bộ coi thi. Ban giám hiệu Đại học Đông Đô sắp xếp thi tại những phòng không có camera an ninh và học viên chỉ cần chép đáp án của 27 tín chỉ để hoàn thiện thủ tục đầu ra. Học viên nào chép nhanh thì hơn một ngày là xong, chép chậm thì 2-3 ngày.
Hiệu trưởng Hòa giao cho ông Quang ký vào bảng điểm cho học viên. Bà Thùy nhận nhiệm vụ hợp thức hóa các bài thi đầu vào, thi kết thúc các môn, thi tốt nghiệp và cấp bằng.
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, ĐH Đông Đô đã cấp 600-700 văn bằng "dạng cấp tốc" trên, ước tính tổng tiền thu hàng chục tỉ đồng. Hiện cơ quan công an làm rõ gần 460 văn bằng đã được sử dụng tại nhiều cơ quan nhà nước và tư nhân.
Từ năm 2017 đến nay, Đại học Đông Đô còn tổ chức tuyển sinh trái quy định pháp luật hệ văn bằng 2 với hàng ngàn học viên tại 4 cơ sở: số 9 Hoàng Đạo Thúy, 60B Nguyễn Huy Tưởng, 170 Phạm Văn Đồng và khán đài B Sân vận động Mỹ Đình.
Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.