Bình Định: Bắt nhóm đối tượng cho vay lãi suất 'cắt cổ' gần 450%/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi người vay chưa kịp trả tiền đúng hẹn, các đối tượng sẽ đòi nợ bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa và đăng hình ảnh căn cước công dân lên Facebook.

Ngày 6-10, Công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng Lê Văn Tuấn (SN 1996), Đỗ Văn Duy (SN 2004), Hoàng Xuân Trường (SN 1999), Nguyễn Minh Hoàng (SN 2004) và Lữ Trọng Quân (SN 2003, cùng ngụ tỉnh Thanh Hóa) để làm rõ hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Nhóm đối tượng cho vay nặng lãi. Ảnh: Công an cung cấp
Nhóm đối tượng cho vay nặng lãi. Ảnh: Công an cung cấp

Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8-2023 đến nay, các đối tượng trên thuê một chung cư ở TP Quy Nhơn để hoạt động cho vay nặng lãi. Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng bài với nội dung cho vay tiền góp kèm số điện thoại. Khi có người liên hệ hỏi vay tiền, các đối tượng thỏa thuận việc cho vay. Bọn chúng yêu cầu người vay cung cấp các giấy tờ tùy thân, sau đó phải dẫn về nơi ở để làm tin.

Lê Văn Tuấn trực tiếp quản lý hoạt động cho vay. Khi có khách vay, Tuấn sẽ giao lại cho Hoàng Xuân Trường và Đỗ Văn Duy thực hiện. Riêng Nguyễn Minh Hoàng được Tuấn giao đi thu tiền lãi. Số tiền nhóm Tuấn cho vay dao động từ 5 - 25 triệu đồng/người. Còn Lữ Trọng Quân ban đầu hoạt động chung với nhóm, sau đó tìm đối tượng để cho vay riêng.

Nhóm đối tượng trên đã cho 22 người ở thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn (Bình Định) vay hơn 1,1 tỉ đồng. Lãi suất cho vay 30 - 37,14%/tháng (tức từ 360% đến 445%/năm), gấp khoảng 18 - 22 lần mức lãi suất cao nhất được quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự.

Nhiều người vay đã trả lãi bằng số tiền gốc nhưng vẫn còn nợ như chị H.C.K. (SN 1991; ngụ thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước) vay 15 triệu đồng, trong 21 ngày đáo hạn 3 lần đã trả 18 triệu đồng vẫn chưa hết nợ. Hay chị L.T.T. (SN 1999; ngụ phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) vay 10 triệu đồng, trả cả lãi và gốc hơn 41 triệu đồng.

Khi người vay chưa kịp trả tiền đúng hẹn, các đối tượng sẽ đòi nợ bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa và đăng hình ảnh căn cước công dân lên Facebook để buộc người vay trả khoản nợ còn lại. Khi nào người vay đóng tiền lại thì mới được gỡ bỏ bài đăng trên mạng.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Công văn số 101/UBND-NC về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT) và pháo đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán 2025.

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.