Biến đất cằn thành trang trại tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Một khu đất khô cằn, cỏ dại mọc quá đầu người đã được ông Đặng Thanh Vân (SN 1962, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah, Gia Lai) cải tạo thành trang trại cây ăn quả, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.



Đất cằn cho quả ngọt

Cách trung tâm thị trấn Phú Hòa hơn 1 km là trang trại sum suê cây trái của ông Đặng Thanh Vân. Ngồi dưới gốc cây, nhấp ngụm trà nóng, ông Vân kể về cơ duyên gắn bó với mảnh đất này. Ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bắc Giang. Năm 1995, ông đưa vợ con vào xã Ia Ly (nay là thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah) lập nghiệp. “Ban đầu, tôi mua hơn 2 ha đất trồng cà phê. Năm 2005, để thuận lợi cho việc học hành của 2 con, tôi bán hết rẫy rồi ra thị trấn Phú Hòa mua gần 3 ha đất cằn dưới chân núi Chư Pao. Tôi dành 2 ha để trồng cà phê, phần còn lại trồng 1.000 trụ hồ tiêu”-ông Vân kể.

 Ông Đặng Thanh Vân (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) bên cây mít Thái trồng hơn 1 năm. Ảnh: H.T
Ông Đặng Thanh Vân (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) bên cây mít Thái trồng hơn 1 năm. Ảnh: H.T



Thời điểm cà phê, hồ tiêu được mùa, được giá, mỗi năm, gia đình ông Vân lãi 600 triệu đồng từ 3 ha rẫy. Từ năm 2018, giá cà phê sụt giảm, cây hồ tiêu bị chết hàng loạt, ông chuyển dần sang trồng cây ăn quả và hiện chỉ giữ lại hơn 100 trụ hồ tiêu. Ông Vân cho hay: “Đầu năm 2018, sau khi về Bắc tham quan vài mô hình trồng ổi Đài Loan, thấy hiệu quả kinh tế cao, tôi nhờ người mua giúp 1.000 cây giống để trồng. Ổi trồng 6 tháng thì cho thu hoạch. Với giá bán 35.000 đồng/kg, có ngày tôi thu được 2-3 triệu đồng. Nếu biết cách chăm sóc, ổi cho thu hoạch quanh năm”. Theo ông Vân, giá ổi bán tại vườn hiện nay là 25.000 đồng/kg. Với 1.000 cây ổi, trung bình mỗi tháng, gia đình ông thu được hơn 30 triệu đồng.

Nhận thấy đất đai phù hợp với cây ăn quả nên ông Vân đã đầu tư trồng thêm 200 cây nhãn, 120 cây bơ booth, 70 cây mít Thái. “Sau gần 1 năm xuống giống, mít Thái cho thu hoạch, giá bán tại vườn là 15.000 đồng/kg. So với trồng cà phê thì lợi nhuận cao hơn rất nhiều”-ông Vân chia sẻ.

Xây dựng khu sinh thái

Tận dụng dòng chảy của con suối chảy qua, ông Vân cải tạo thành 2 hồ nước rộng hơn 1.000 m2 để nuôi cá. Ông nói: “Chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại thành công như ngày hôm nay. Bởi lúc đầu, tôi mua đất canh tác ở thị trấn chỉ để thuận tiện chăm lo con cái học tập. Nhưng nhờ lợi thế đất giáp núi nên tôi tự nghiên cứu xây dựng thành khu vườn sinh thái. Những ngày cuối tuần, nhiều người dân ở Pleiku và các huyện lân cận tìm đến trang trại của tôi câu cá thư giãn, mua trái cây sạch”.

Khách hàng rất thích các loại trái cây ở trang trại của ông Vân. Bởi lẽ, ông canh tác theo quy trình hữu cơ an toàn, không dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích tăng trưởng. Ông Vân bày tỏ: “Cứ làm ra sản phẩm sạch và chất lượng là người tiêu dùng sẽ đón nhận. Hơn nữa, xu hướng bây giờ làm nông nghiệp phải sạch, đồng thời đa dạng cây trồng mới cho thu nhập cao”.

Đánh giá về mô hình kinh tế trang trại của gia đình ông Đặng Thanh Vân, ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Pah-khẳng định: “Đây là mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Đặc biệt, ông Vân đã nghiên cứu, đầu tư hệ thống tưới nước tự động cho cây trồng. Mô hình đa dạng cây trồng, vật nuôi này mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Gia đình ông Vân không chỉ là tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện mà còn chứng minh cho thế hệ trẻ thấy rằng, sự nỗ lực và kiên trì luôn mang đến thành công”.

 

 HÀ TÂY

 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.